Ví dụ sàn giao dịch thương mại điện tử

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 28/04/2022 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 183 Lượt xem
5/5 - (15 bình chọn)

Sàn giao dịch thương mại điện tử là một website cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu của website có thể tiến hành toàn bộ hoặc một phần quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên website đó. Việc kinh doanh, trao đổi buôn bán trên các sàn giao dịch thương mại điện tử đã không còn quá xa lạ. Để người học hiểu rõ hơn về sàn giao dịch thương mại điện tử, chúng tôi xin gửi đến bạn đọc nội dung bài viết với tiêu đề “Ví dụ sàn giao dịch thương mại điện tử”.

Sàn giao dịch thương mại điện tử là gì?

Quy định về hoạt động thương mại điện tử nói chung và sàn giao dịch thương mại điện tử nói riêng được pháp luật ghi nhận tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 85/2021/NĐ-CP.

Theo đó, giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.

Sàn giao dịch thương mại điện tử có thể hoạt động dưới các hình thức sau đây:

– Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ;

– Website cho phép người tham gia được mở tài khoản để thực hiện quá trình giao kết hợp đồng với khách hàng;

– Website có chuyên mục mua bán, trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ;

– Mạng xã hội có một trong các hình thức hoạt động thương mại điện tử và người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trả phí cho việc thực hiện các hoạt động đó.

Ý nghĩa sàn giao dịch thương mại điện tử

Với chức năng là cầu nối giữa các thương nhân, tổ chức, cá nhân buôn bán hàng hóa/cung ứng dịch vụ với khách hàng, Sàn giao dịch thương mại điện tử không chỉ đem lại lợi ích cho thương nhân kinh doanh mà còn là môi trường không thể thiếu để người tiêu dùng được tự do lựa chọn mua sắm một cách nhanh chóng, tiện lợi.

Theo đó, đối với người tiêu dùng, sàn giao dịch thương mại điện tử đem lại những lợi ích sau:

– Mang đến cho khách một phong cách mua hàng mới, phong cách mua hàng trực tiếp qua mạng, vừa tiết kiệm thời gian vừa tiết kiệm được chi phí đi lại, giảm bớt ách tắc giao thông;

– Khách hàng có phạm vi lựa chọn mặt hàng rộng rãi, phong phú hơn;

– Khách hàng có thể giao dịch trực tiếp với người sản xuất, bỏ qua nhiều khâu trung gian nên có thể mua hàng với giá cả rẻ hơn và nhanh hơn;

– Hình thức thanh đoán đa dạng, dễ tiến hành như thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng hay thanh toán qua thẻ ngân hàng, qua các ứng dụng ví điện tử như momo, VN Pay…;

Đối với các thương nhân, tổ chức, cá nhân kinh doanh, sàn giao dịch thương mại điện tử có ý nghĩa như sau:

– Giúp các thương nhân, tổ chức, cá nhân kinh doanh, buôn bán hàng hóa/cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử có thể mở rộng hệ thống khách hàng và khả năng tiếp cận với thị trường thế giới. Mở rộng hệ thống khách hàng và khả năng tiếp cận với thị trường thế giới;

– Tăng doanh số bán hàng từ những khách hàng hiện tại, từ các dịch vụ tạo ra giá trị khác;

– Tạo điều kiện thuận lợi về không gian và thời gian trong việc thiết lập và củng cố các mối quan hệ kinh doanh;

– Tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể truyền bá, phổ biến hình ảnh, nhãn hiệu, sản phẩm, doanh nghiệp với các bạn hàng quốc tế;

– Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.

Ví dụ sàn giao dịch thương mại điện tử

Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử nổi tiếng thu hút lượng người dùng lớn như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,… Sự thành công của các sàn giao dịch này thể hiện xu hướng thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay.

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc một số ví dụ sàn giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam đang hot và thịnh hành nhất hiện nay.

Sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee

Shopee là sàn giao dịch thương mại điện tử thuộc sở hữu của Công ty TNHH Shopee được thành lập vào năm 2015.

Tuy ra đời sau hơn so với nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử khác nhưng shopee lại nhanh chóng giành được ưu thế và tầm ảnh hưởng trên thị trường.

Tính đến thời điểm hiện tại, có thể nói Shopee là sàn giao dịch thương mại điện tử có lượng truy cập trang nhiều nhất với hơn 35 triệu/tháng.

Hơn thế nữa, Shopee còn là ứng dụng thương mại điện tử được dùng nhiều nhất hiện nay (Theo báo cáo xếp hạng của iPrice).

Sàn giao dịch thương mại điện tử lazada

Lazada là một trong những sàn giao dịch thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Sàn thuộc sở hữu của Công ty TNHH  Recess được thành lập từ năm 2009.

Lazada là sàn giao dịch thương mại điện tử cung cấp sản phẩm trên nhiều ngành hàng khác nhau như: Đồ điện tử, thời trang, mỹ phẩm, chăm sóc sức khỏe, đồ chơi, đồ dùng thể thao, lương thực, thực phẩm,…

Hiện nay, Lazada đang làm việc với gần 10.000 nhà cung cấp với hơn 500.000 sản phẩm khác nhau. Tất cả các dịch vụ thanh toán, vận chuyển và chăm sóc khách hàng đều có quy trình vô cùng chuyên nghiệp.

Sàn giao dịch thương mại điện tử Tiki

Tiki cũng là một trong những sàn giao dịch thương mại điện tử có lượng người dùng lớn tại Việt Nam hiện nay. Tiki thuộc sở hữu của Công ty TNHH Tiki được thành lập từ năm 2010.

Trong những năm gần đây, Tiki đã có bước phát triển vượt bậc và vươn lên top các sàn thương mại điện tử được yêu thích và truy cập phổ biến.

Vào năm 2014, Tiki đã được bình chọn là “trang web thương mại điện tử được nhiều người ưa chuộng nhất”.

Sàn giao dịch thương mại điện tử Sendo

Sendo có lẽ là một sàn giao dịch thương mại điện tử không còn quá xa lạ đối với người dùng. Sàn được thành lập từ năm 2014, thuộc sở hữu của công ty cổ phần công nghệ Sen Đỏ.

Với phương châm “Trăm người bán – Vạn người mua”, sàn giao dịch thương mại điện tử Sendo đã cung cấp đến hàng ngàn người dùng dịch vụ mua bán đảm bảo, chất lượng.

Tính đến quý III năm 2019, Sendo và Shopee là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam theo lưu lượng người truy cập website.

Ngoài ra còn có các sàn giao dịch thương mại điện tử khác cũng vô cùng thịnh hành tại Việt Nam như: Hotdeal, Lotte Mart, zanado và các sàn giao dịch thương mại điện tử nhỏ lẻ khác đang hoạt động trên thị trường Việt Nam.

Trên đây là nội dung bài viết “Ví dụ sàn giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam” mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Hi vọng những thông tin nêu trên hữu ích đối với Qúy độc giả.

->>>> Tham khảo thêm: Giấy phép mạng xã hội

->>>> Tham khảo thêm: Đăng ký khuyến mại

5/5 - (15 bình chọn)