CHI PHÍ ĐĂNG KÝ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU?

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 04/02/2023 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 5 Lượt xem

Kinh doanh thương hiệu nhượng quyền đang tạo thành xu thế của những năm gần đây, chỉ với một khoản đầu tư, bạn có thể sử dụng thương hiệu đã được gây dựng sẵn và tạo được niềm tin với khách hàng. Vậy đăng ký nhượng quyền thương hiệu có tốn kém không? Cần phải quan tâm những chi phí gì? Bài viết hôm nay Luật Hoàng Phi sẽ cùng tìm hiểu với các bạn.

Khái niệm về nhượng quyền thương hiệu?

Không có một văn bản pháp lý hay quy định nào định nghĩa về nhượng quyền thương hiệu, Nhượng quyền thương hiệu được hiểu một hình thức kinh doanh của cá nhân hay tổ chức nào đó được phép dùng thương hiệu của một sản phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên với điều kiện bên được nhượng phải đồng ý các thỏa thuận của bên nhượng lại thương hiệu.

Nhượng quyền thương hiệu có lợi ích gì?

Lướt qua vài con phố hiện nay, không khó khi thấy những chuỗi cửa hàng nhượng quyền xuất hiện khắp nơi, vậy ưu điểm của của hình thức nhượng quyền thương hiệu là gì mà lại phát triển mạnh mẽ đến vậy? Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu mang lại những ưu điểm tiêu biểu như sau:

+ Không tốn công xây dựng thương hiệu: Với những cửa hàng nhượng quyền, chúng ta chỉ cần bỏ vốn ra và tiến hành kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, công thức đã có sẵn, do là một thương hiệu đã được gây dựng nên không cần tốn quá nhiều vào chi phí quảng cáo mà có sẵn một lượng khách hàng nhất định.

+ Đồng bộ trang thiết bị, nguyên vật liệu: Hệ thống các cửa hàng nhượng quyền đều phải sử dụng trang thiết bị và nguồn nguyên liệu như nhau nên khi kinh doanh, chủ doanh nghiệp không tốn công tìm hiểu mua loại nào, mua ở đâu, chất lượng ra sao… mà sẽ được bên nhượng quyền chỉ dẫn và hỗ trợ.

+ Thu hồi vốn nhanh: Khi chúng ta kinh doanh thương hiệu nhượng quyền thì chúng ta đã và đang sử dung thương hiệu được xây dựng thành công từ trước đó nên nguồn cung và cầu thường sẽ ổn định, từ đó khả năng thu hồi vốn sẽ nhanh hơn so với những thương hiệu mới lập ra.

Song song với những ưu điểm mà hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu mang lại, còn tồn tại một vài nhược điểm sau:

+ Không có sự sáng tạo: Kinh doanh cửa hàng nhượng quyền là đồng bộ hệ thống, vì vậy chúng ta không có khả năng làm mới hay sáng tạo thêm để thu hút khách cho cửa hàng của mình.

+ Vốn đầu tư cao: Mặc dù khả năng thu hồi vốn nhanh nhưng ban đầu chủ doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra số vốn khá lớn để nhận nhượng quyền, ngoài ra cũng phải khảo sát về nhu cầu của khách hàng xung quanh, yếu tố văn hóa để xác định thương hiệu có phù hợp hay không.

+ Ảnh hưởng từ cửa hàng chuỗi: Vì cùng là một chuỗi nhượng quyền nên nếu bất kì một cửa hàng nào bị phản ánh xấu thì sẽ ảnh hưởng đến các cửa hàng còn lại làm giảm mất một lượng khách.

Trường hợp bạn muốn nhân rộng mô hình kinh doanh bằng hình thức chuyển nhượng quyền sở hữu thì cần lưu ý: Chuyển nhượng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa là việc chủ sở hữu chuyển giao hoàn toàn quyền sở hữu của mình đối với thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa đó cho tổ chức, cá nhân khác. Chủ sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu được độc quyền sử dụng chúng trong thời gian bảo hộ được quy định trong văn bằng bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tổ chức, cá nhân khác muốn sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu đang trong thời gian bảo hộ nhằm mục đích thương mại phải được chủ sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu cho phép. Việc chuyển nhượng được thực hiện dưới hình thức ký kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (thương hiệu, nhãn hiệu).

Chi phí đăng ký nhượng quyền thương hiệu?

Theo quy định pháp luật, trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân nước ngoài nhượng quyền thương mại vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam thì phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với Bộ Công thương.

Ngoài ra có 02 trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền, nhưng phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ tới Sở Công Thương hàng năm:

+ Nhượng quyền trong nước;

+ Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.

Lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại khi cấp Thông báo chấp thuận điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại được quy định tại Điều 1 – Quyết định số 106/2008/QĐ-BTC như sau:

“1. Thương nhân nước ngoài nhượng quyền thương mại vào Việt Nam:

– Cấp mới thông báo là:                                      16.500.000 đồng/giấy;

– Sửa đổi, bổ sung thông báo là:                         6.000.000 đồng/giấy;

– Cấp lại thông báo là:                                        500.000 đồng/giấy.

  1. Thương nhân Việt Nam nhượng quyền thương mại ra nước ngoài

– Cấp mới thông báo là:                                      4.000.000 đồng/giấy;

– Sửa đổi, bổ sung và cấp lại thông báo là:           500.000 đồng/giấy.

  1. Thương nhân nhượng quyền thương mại trong nước

– Cấp mới thông báo là:                                      4.000.000 đồng/giấy;

– Sửa đổi, bổ sung và cấp lại thông báo là:          500.000 đồng/giấy.”

Trên đây là thông tin về Chi phí đăng ký nhượng quyền thương hiệu, trường hợp quý khách cần tư vấn cụ thể hơn hãy liên hệ với Luật Hoàng Phi

– Hotline: 0961.589.688 – 0981.378.999

– Điện thoại: 024.628.52839 (HN) – 028.73090.686 (HCM)

– Tổng đài: 1900 6557

– Liên hệ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999

– Email: lienhe@luathoangphi.vn