Chi phí phải trả khi đăng ký mã vạch hết bao nhiêu ?

  • Tác giả: nam tran |
  • Cập nhật: 29/03/2024 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 416 Lượt xem
5/5 - (32 bình chọn)

Để hoàn tất thủ tục đăng ký mã vạch, chủ thể nộp hồ sơ cần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính. Vậy chi phí phải trả khi đăng ký mã vạch hết bao nhiêu?

Thông tư số 232/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch, đây là cơ sở pháp lý cho tổ chức, cá nhân khi đăng ký mã vạch cho sản phẩm, hàng hóa xác định các khoản chi phí nhà nước cần nộp.

Chi phí phải trả khi đăng ký mã vạch luôn là vấn đề mà bất kì chủ thể nào thực hiện thủ tục này đều quan tâm. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề Công ty Luật Hoàng Phi xin được dành trọn bài viết sau đây, để cung cấp những thông tin liên quan đến các khoản chi phí cần nộp khi tiến hành đăng ký mã vạch.

Chi phí phải trả khi đăng ký mã vạch

Căn cứ vào Thông tư 232/2016/TT-BTC, Quý khách có thể xác định được các chi phí phải trả khi đăng ký mã vạch, cụ thể các khoản phí, lệ phí gồm có:

– Chi phí khi đăng ký cấp và hướng dẫn sử dụng mã vạch sản phẩm:

1/ Sử dụng mã doanh nghiệp GS1:1.000.000 đồng/mã

2/ Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN): 300.000 đồng/mã

3/ Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8: 300.000/mã

– Chi phí đăng ký sử dụng mã vạch nước ngoài:

1/ Với hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm: 500.000 đồng/hồ sơ

2/ Với hồ sơ trên 50 mã sản phẩm: 10.000 đồng/mã

– Lệ phí duy trì khi sử dụng mã doanh nghiệp GS1:

+ Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số, tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm: 500.000 đồng

+ Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số, tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm: 800.000 đồng

+ Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số, tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm: 1 triệu 500.000 đồng

+ Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số, tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm: 2.000.000 đồng

– Lệ phí khi sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN): 200.000 đồng

– Lệ phí khi sử dụng mã điạ điểm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8): 200.000 đồng.

Trên đây là các chi phí cần nộp khi thực hiện đăng ký mã vạch. Trong đó, Luật Hoàng Phi lưu ý với các khoản lệ phí nhà nước để duy trì mã vạch thì tổ chức, cá nhân được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 nộp 50% mức lệ phí duy trì mã vạch của hàng hóa, sản phẩm tương ứng với từng loại theo quy định.

Chi phí phải trả khi đăng ký mã vạch nộp cho cơ quan nào?

Theo quy định hiện hành, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký mã vạch là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ thu các khoản chi phí để đăng ký, duy trì mã vạch, thẩm định hồ sơ, hồ sơ hợp lệ cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp mã số, vào sổ đăng ký, lưu vào ngân hàng mã số quốc gia và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã vạch.

Luật Hoàng Phi- nơi đăng ký mã vạch với chi phí hợp lý nhất

– Luật Hoàng Phi là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đăng ký mã vạch sản phẩm. Chúng tôi tự tin cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp cho Quý khách hàng khi có nhu cầu, với chi phí dịch vụ rất hợp lý;

+ Chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí cho Quý khách việc lựa chọn mã số mã vạch sản phẩm sao cho hiệu quả, cũng như tư vấn rõ ràng các khoản lệ phí nhà nước, phí dịch vụ để Quý khách nắm được trước khi ủy quyền;

+ Hoàn tất  hồ sơ đăng ký mã vạch và làm việc với cơ quan nhà nước cho đến khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký sử dụng mã vạch.

Mọi thắc mắc liên quan đến chi phí phải trả khi đăng ký mã vạch, Quý khách vui lòng để lại thông tin qua email: lienhe@tbtvn.org để được hỗ trợ.

Khi có nhu cầu đăng ký mã vạch, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới Công ty Luật Hoàng Phi để tham khảo thông tin và yêu cầu sử dụng dịch vụ.

 

5/5 - (32 bình chọn)