Thời gian tạm ngừng kinh doanh như thế nào?

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 05/06/2023 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 169 Lượt xem
5/5 - (10 bình chọn)

Khi công việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động thì tạm ngừng kinh doanh là một lựa chọn đáng cân nhắc nếu doanh nghiệp chưa muốn giải thể. Về tổng quát, việc tiến hành thủ tục tạm ngừng kinh doanh đơn giản và dễ tiến hành hơn so với việc giải thể doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh nhiều lần (liên tiếp). Tuy nhiên, thời hạn tạm ngừng kinh doanh như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp.

Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Căn cứ Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, tạm ngừng kinh doanh được định ghĩa là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật. Theo đó, ngày doanh nghiệp chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Còn ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh phải thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Trình tự, thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Căn cứ quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp có mong muốn tạm ngừng kinh doanh cần tiến hành theo trình tự, thủ tục các bước sau đây:

Bước 1: Thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư

Căn cứ Điều 22, Điều 47 Luật Đầu tư 2020 và Điều 56 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cần thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư trước khi tạm ngừng kinh doanh. Theo đó, doanh nghiệp gửi Thông báo cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định tạm ngừng kinh doanh.

Bước 2: Thông báo tạm ngừng kinh doanh đến Cơ quan thuế quản lý trực tiếp

Căn cứ Điều 14 Thông tư 151/2014/TT-BTC, doanh nghiệp đăng ký cấp mã số thuế trực tiếp tại Cơ quan thuế phải gửi Thông báo bằng văn bản đến Cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.

Nội dung thông báo tạm ngừng kinh doanh bao gồm: (i) Tên, địa chỉ trụ sở, mã số thuế; (ii) Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng; (ii) Lý do tạm ngừng kinh doanh; (iii) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp (tức liên thông một cửa) thì bỏ qua Bước 2 và chuyển sang Bước 3 .

Bước 3: Thông báo tạm ngừng kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh

Căn cứ Khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ trụ sở chính chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.

Hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh bao gồm:

  • Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu);
  • Nghị quyết, Quyết định và Biên bản họp của Hội đồng thành viên, của Đại hội đồng cổ đông; Nghị quyết, Quyết định của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh.

Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh như thế nào?

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh như thế nào? Câu trả lời được tìm thấy tại Khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Theo đó, doanh nghiệp có thể đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhiều lần nhưng thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần không được quá một năm.

Sau khi hết thời hạn một năm, nếu doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh và thời hạn tạm ngừng kinh doanh của lần thông báo tiếp theo cũng là một năm.

Những lưu ý khi tạm ngừng kinh doanh

Ngoài việc nắm rõ thời hạn tạm ngừng kinh doanh như thế nào, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau đây liên quan đến tạm ngừng kinh doanh:

Thứ nhất: Khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh thì đồng thời sẽ tạm ngừng kinh doanh của các đơn vị phụ thuộc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (Khoản 4 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

Thứ hai: Doanh nghiệp không phải nộp lệ phí môn bài nếu (i) doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong cả năm dương lịch (từc từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12), (ii) Thông báo xin tạm ngừng kinh doanh được gửi đến Cơ quan thuế hoặc Cơ quan đăng ký kinh doanh trước thời hạn phải nộp lệ phí môn bài (tức trước ngày 30 tháng 01 hàng năm); và (iii) chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng kinh doanh. Ngược lại, nếu doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không đáp ứng các điều kiện nêu trên thì vẫn phải nộp lệ phí môn bài cả nảm.

Thứ ba: Một số lưu ý trong thời gian tạm ngừng kinh doanh

  • Doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ (nếu có). Thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
  • Doanh nghiệp không phải nộp hồ sơ khai thuế; hồ sơ quyết toán năm, trừ trường hợp tạm ngừng kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính.
  • Doanh nghiệp không được được sử dụng hóa đơn và không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
  • Doanh nghiệp phải chấp hành các quyết định, thông báo của cơ quan quản lý thuế về đôn đốc thu nợ, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế và xử lý hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp doanh nghiệp không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Trên đây là nội dung bài viết “Thời hạn tạm ngừng kinh doanh như thế nào” mà chúng tôi gửi đén bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ Công Ty Luật Hoàng Phi với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miến phí.

->>> Tham khảo thêm: Thành lập địa điểm kinh doanh

->>> Tham khảo thêm: Thay đổi ngành nghề kinh doanh

5/5 - (10 bình chọn)