Thông tin cần biết Văn phòng Thừa phát lại tại quận 10

  • Tác giả: Thùy Linh |
  • Cập nhật: 07/03/2022 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 333 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa và giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án dân sự, Chính phủ đã ban hành quy định thực hiện thí điểm tổ chức văn phòng thừa phát lại tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Đến nay, các văn phòng thừa phát lại đã được tổ chức trên khắp địa bàn thành phố. Để giúp quý bạn đọc thuận lợi trong quá trình tìm kiếm, sử dụng các dịch vụ pháp lý liên quan đến thừa phát lại, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Văn phòng thừa phát lại tại quận 10.

Thừa phát lại là gì?

Theo quy định hiện hành, Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.

Theo quy định tại điều 10 Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, để được bổ nhiệm Thừa phát lại, cá nhân cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau:

1. Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

3. Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

4. Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của 08/2020/NĐ-CP.

5. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

Để tìm hiểu thông tin liên hệ của các văn phòng thừa phát lại tại quận 10, mời quý bạn đọc theo dõi phần tiếp theo của bài viết.

Quận 10 có bao nhiêu văn phòng thừa phát lại?

Tính đến nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã có 11 văn phòng Thừa phát lại được thành lập rải rác khắp các quận, huyện. Là một quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, diện tích 5,72km2. Là địa phương có dân cư đông đúc, nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Trên địa bàn quận 10 sớm thành lập văn phòng thừa phát lại so với các địa phương khác trên cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và thực hiện chủ trương của Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Tuy nhiên, tính đến nay trên địa bàn quận 10 chỉ có duy nhất 1 văn phòng thừa phát lại.

Thông tin liên hệ Văn phòng thừa phát lại quận 10

Địa chỉ: Số 137, Đường 3 tháng 2, Phường 11, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 38 336 566

Trưởng Văn phòng: Nguyễn Văn Thắng

Khi có nhu cầu sử dụng các thủ tục pháp lý liên quan đến thừa phát lại trên địa bàn quận 10 nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung, quý bạn đọc liên hệ theo thông tin ở trên. Vậy, tại văn phòng thừa phát lại có những dịch vụ pháp lý gì, mời quý bạn đọc theo dõi phần tiếp theo của bài viết Văn phòng thừa phát lại tại quận 10.

Nhiệm vụ, quyền hạn của thừa phát lại

Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Thừa phát lại. Theo đó, Thừa phát lại được làm những việc sau:

1. Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.

Tống đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định.

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.

4. Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.

Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định những việc không được làm, bao gồm:

1. Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

2. Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.

3. Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.

4. Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

5. Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Qua bài viết Văn phòng thừa phát lại tại quận 10, chúng tôi đã cung cấp các thông tin hữu ích về thừa phát lại là gì, thông tin liên hệ, thời gian làm việc của văn phòng thừa phát lại quận 10. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

->>>>>> Tham khảo thêm: Giấy phép lao động

>>>>> Tìm hiểu: Vi bằng là gì?

5/5 - (5 bình chọn)