Thủ tục Đăng ký nhãn hiệu ôtô

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 28/03/2024 |
  • Tư vấn pháp luật |
  • 153 Lượt xem
5/5 - (19 bình chọn)

Trong cuộc sống ngày nay thì xe cộ là phương tiện không thể thiếu giúp con người di chuyển và vận chuyện hàng hóa một cách dễ dàng và nhanh chóng. Theo đó việc sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này ngày càng phát triển, vậy Thủ tục Đăng ký nhãn hiệu ôtô như thế nào?

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

–  Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

– Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp bị coi là không có khả năng phân biệt theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

Như vậy trước khi tiến hành Thủ tục Đăng ký nhãn hiệu ôtô thì cần hiểu được khái niệm nhãn hiệu như đã giải thích ở trên.

Thủ tục Đăng ký nhãn hiệu ôtô như thế nào?

– Trước khi thực hiện Thủ tục Đăng ký nhãn hiệu ôtô cần thiết kế và lựa chọn nhãn hiệu cần bảo hộ.

– Sau khi đã thiết kế và lựa chọn được nhãn hiệu cần thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu, có thể tra cứu sơ bộ hoặc tra cứu chuyên sâu.

Đây là thủ tục không bắt buộc nhưng nên thực hiện để đảm bảo cho việc nộp hồ sơ nhanh chóng và không bị mất thời gian trong trường hợp nhãn hiệu dự định đăng ký bị trùng với các nhãn hiệu đã đăng ký trước đó.

– Khi tra cứu và nhãn hiệu có khả năng bảo hộ sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ôtô, bao gồm:

+ Mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký;

+ Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;

+ Tài liệu về quyền ưu tiên hoặc quyền được thừa kế, tặng cho (nếu có);

+ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;

+ Trường hợp có ủy quyền thì cần các giấy tờ liên quan đến việc ủy quyền;

+ Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.

– Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ.

– Nếu hồ sơ hợp lệ thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo quy định.

Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ôtô ở đâu?

Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính do chủ sở hữu nhan hiệu là cá nhân hoặc pháp nhân tiến hành nộp hồ sơ đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu.

Có thể nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ôtô tại Cục sở hữu trí tuệ hoặc 02 văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Có thể nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau đây:

– Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại một trong ba địa chỉ nhận như trên;

– Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tới 03 địa địa chỉ nêu trên theo đường bưu điện;

– Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến trên cở sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên nên nộp đơn trực tiếp hoặc nộp trực tuyến trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục sở hữu trí tuệ để hạn chế được rủi ro trong quá trình đăng ký.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu ôtô do Luật Hoàng Phi cung cấp

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu do đó cần lựa chọn những đơn vị uy tín để đảm bảo thực hiện Thủ tục Đăng ký nhãn hiệu ôtô một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Với bề dày kinh nghiệm trong việc tư vấn và đại diện khách hàng liên quan đến việc đăng ký xác lập quyền về Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, Luật Hoàng Phi chúng tôi sẽ mang đến cho quý khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất, nhanh chóng và hiệu quả nhất.

– Tư vấn cho khách hàng  cách chọn tên nhãn hiệu cho hợp lý và có khả năng đăng ký;

– Tiến hành thủ tục tra cứu nhãn hiệu mà khách hàng cung cấp để đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu trước khi tiến hành nộp đơn;

– Thay mặt cho khách hàng nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam;

– Theo dõi đơn đăng ký trong các giải đoạn thẩm định đơn đăng ký từ khi nộp đơn cho đến khi nhận được thông báo cấp văn bằng hoặc quyết định từ chối;

– Nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và chuyển cho khách hàng.

Như vậy khi sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu khách hàng chỉ cần cung cấp các thông tin cần thiết như mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.

Các thủ tục còn lại liên quan đến đăng ký nhãn hiệu chúng tôi sẽ thực hiện nhanh chóng nhất và khách hàng sẽ chỉ cần nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Khi có nhu cầu Đăng ký nhãn hiệu, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới Công ty Luật Hoàng Phi để tham khảo thông tin và yêu cầu sử dụng dịch vụ.

 

5/5 - (19 bình chọn)