Mẫu giấy ủy quyền cho người thân

  • Tác giả: Nguyễn Kiều |
  • Cập nhật: 26/05/2022 |
  • Biểu mẫu |
  • 236 Lượt xem
5/5 - (9 bình chọn)

Người thân là những người được tin cậy, thường là đối tượng được ủy quyền để thực hiện các công việc. Để giúp Quý vị hiểu rõ hơn về vấn đề ủy quyền cho người thân, chúng tôi thực hiện bài viết Mẫu giấy ủy quyền cho người thân nhằm chia sẻ những thông tin hữu ích. Mời Quý độc giải theo dõi, tham khảo:

Giấy ủy quyền cho người thân là gì?

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định theo điều 562 Bộ luật dân sự.

Giấy ủy quyền cho người thân là tên gọi thực tế của hợp đồng ủy quyền trong đó bên được ủy quyền là người thân của bên ủy quyền.

Cần lưu ý một số vấn đề trước khi lập giấy ủy quyền cho người thân như sau:

Thứ nhất: Về những trường hợp không được ủy quyền

– Đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn (theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP)

– Ly hôn (khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015);

– Công chứng di chúc (khoản 1 Điều 56 Luật Công chứng 2014);

– Yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 (khoản 2 Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp 2009);

– Đăng ký nhận cha, mẹ, con (Điều 25 Luật Hộ tịch 2014);

– Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng…

Thứ hai: Về thời hạn ủy quyền

Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền

Thứ ba: Về hình thức của giấy ủy quyền cho người thân

Bộ luật dân sự không có quy định về hình thức của hợp đồng ủy quyền. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật chuyên ngành có quy định riêng khi ủy quyền thực hiện các thủ tục.

Ví dụ:

– Ủy quyền làm thủ tục đăng ký hộ tịch:

Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 04/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp có quy định:

Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.

Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.

– Ủy quyền làm thủ tục về bảo hiểm xã hội có mẫu 13-HSB ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH

Quý vị cần lưu ý để thực hiện đúng về hình thức theo quy định pháp luật, đảm bảo việc thực hiện thủ tục thuận lợi hơn.

Mẫu giấy ủy quyền cho người thân

Trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác, Quý vị có thể tham khảo Mẫu giấy ủy quyền cho người thân dưới đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY ỦY QUYỀN

Căn cứ …………………………………………………………………..…;

Căn cứ …………………………………………………………………..;

…… , ngày …… tháng …… năm 20……. ; chúng tôi gồm có:

  1. BÊN ỦY QUYỀN:

Họ tên: …………………………………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………..

Số CMND: …….  cấp ngày: ………………….  nơi cấp: …………

Quốc tịch: ……………………………………………………………

  1. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN:

Họ tên: ……………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………..

Số CMND: …………….  cấp ngày: ………………..  nơi cấp: ……………

Quốc tịch: …………………………………………………………

  1. NỘI DUNG ỦY QUYỀN:

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

  1. CAM KẾT

Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.

Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.

Giấy ủy quyền trên được lập thành ………. bản, mỗi bên giữ ……… bản.

BÊN ỦY QUYỀN

(Ký, họ tên)

 

 

BÊN NHẬN ỦY QUYỀN

(Ký, họ tên)

 

 

 XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN

……………………………………………………………

……………………………………………………………

Tải (Download) Mẫu giấy ủy quyền cho người thân

Hướng dẫn viết giấy ủy quyền cho người thân

Một trong những vấn đề cần đặc biệt lưu ý khi làm Giấy ủy quyền đó là nội dung ủy quyền cần tuân theo nguyên tắc cơ bản của pháp luật, đồng thời không trái với đạo đức xã hội như:

– Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; đều được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản;

– Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận.

Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng;

– Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của mình một cách trung thực, có thiện chí;

– Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác…

Khi viết Giấy ủy quyền, các bên cần ghi rõ thông tin cá nhân theo đúng với thông tin trên các giấy tờ tùy thân như: Họ tên, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, địa chi, bộ phận làm việc…

Ở phần nội dung ủy quyền cần trình bày cụ thể các công việc ủy quyền giải quyết bởi phần này sẽ giới hạn phạm vi ủy quyền của người được ủy quyền, đồng thời, ghi rõ thời hạn và hiệu lực việc ủy quyền.

Ở phần cuối, hai bên cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi thông tin ủy quyền đã nêu, mọi tranh chấp phát sinh sẽ do hai bên tự giải quyết, sau đó, các bên cùng ký và ghi rõ họ tên.

5/5 - (9 bình chọn)