Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền

  • Tác giả: Nguyễn Kiều |
  • Cập nhật: 26/05/2022 |
  • Biểu mẫu |
  • 173 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền sử dụng trong các giao dịch dân sự như ủy quyền nhận tiền đặt cọc, ủy quyền nhận gửi tiền, ủy quyền nhận lương hưu, … theo thỏa thuận hoặc hợp đồng. Song trong quá trình thực hiện ủy quyền nhận tiền nhiều người chưa biết cách soạn thảo mẫu giấy như thế nào để hợp lệ.

Hiểu rõ vấn đề này chúng tôi biên soạn nội dung bài viết với tiêu đề Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền để Khách hàng có thêm các thông tin hữu ích.

Giấy ủy quyền nhận tiền là gì?

Khi làm thủ tục tại các cơ quan nhà nước, tổ chức… giấy ủy quyền là văn bản quen thuộc thường bắt gặp. Giấy ủy quyền ghi nhận lại việc cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp giao lại cho người khác có được năng lực hành vi dân sự đầy đủ thay mặt cho người ủy quyền thực hiện một số hoạt động có liên quan đến pháp luật cụ thể.

Giấy ủy quyền nhận tiền là văn bản ghi nhận việc một cá nhân có thể thay mặt cho một người khác (người ủy quyền) lấy tiền, nhận tiền hoặc lĩnh tiền thay người có tiền hoặc tài sản.

Lưu ý: Trong quá trình thực hiện ủy quyền cần phải mang giấy ủy quyền nhận tiền đúng với một số mẫu được quy định trong trường hợp cụ thể, đảm bảo quá trình nhận tiền diễn ra thuận lợi, hợp pháp.

Có được ủy quyền cho người khác nhận tiền không?

Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà các bên khi tham gia giao dịch dân sự sẽ có những yêu cầu khác nhau, một mặt để phù hợp với Pháp luật, mặt khác để đảm bảo quyền lợi cũng như sự chặt chẽ trong các giao dịch. Ví dụ như:

Khi nhận tiền ngân hàng, có các hình thức ủy quyền sau:

– Giấy ủy quyền được lập tại ngân hàng theo đúng mẫu quy định;

– Giấy ủy quyền được lập tại chính quyền địa phương hoặc tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan tư pháp);

Khi nhận tiền lương, có hai quy định bạn cần lưu ý như sau:

– Theo Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2021) có quy định trong trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

Khi nhận tiền bảo hiểm

Căn cứ Khoản 6 Điều 8 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động có quyền được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Cách viết giấy ủy quyền nhận tiền

Giấy ủy quyền cũng tương tự các loại đơn từ và giấy tờ khác, biểu mẫu này cũng được bày trang trọng, bao gồm các thành phần quốc hiệu, tên loại giấy tờ, nội dung trình bày….

Các bạn hãy đọc kỹ nội dung về cách ghi Giấy ủy quyền để tránh nhầm lẫn khi biên soạn giấy tờ.

– Mở đầu là Quốc hiệu tiêu ngữ:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

– Tiếp theo là Tên loại giấy ủy quyền, ở đây là Giấy ủy quyền nhận tiền: GIẤY ỦY QUYỀN + sự việc mà bạn muốn ủy quyền

– Thông tin Bên ủy quyền:

Các thông tin cơ bản về người đại diện: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMND hoặc số căn cước công dân, Hộ khẩu thường trú, địa chỉ thường trú, số điện thoại, mã số thuế công ty (nếu cần)

Bên nhận ủy quyền với thông tin người đại diện đứng ra chịu trách nhiệm ký trên giấy ủy quyền: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMND hoặc số căn cước công dân, Hộ khẩu thường trú, địa chỉ thường trú, số điện thoại, mã số thuế công ty (nếu cần).

– Nội dung ủy quyền: Trình bày toàn bộ nội dung vụ việc ủy quyền, ghi rõ giấy uy quyền này có giá trị từ ngày …. đến ngày ….. Khi làm xong văn bản bạn phải làm ít nhất là 03 bản, 2 bên phải đến UBND cấp xã (Tư Pháp) hoặc Phòng Công chứng để chứng thực chữ ký ủy quyền (nếu giấy ủy quyền giữa các cá nhân trong pháp nhân).

Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền

Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền ghi nhận việc một cá nhân có thể thay mặt cho một người khác (người ủy quyền) lấy tiền, nhận tiền hoặc lĩnh tiền thay người có tiền hoặc tài sản.

Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp mẫu giấy ủy quyền nhận tiền để Khách hàng có thể sử dụng trong một số trường hợp nhất định:

TẢI DOWNLOAD MẪU GIẤY ỦY QUYỀN NHẬN TIỀN

Hợp đồng ủy quyền nhận tiền và giấy ủy quyền nhận tiền có phải là một?

Thực tế khá nhiều người có sự nhầm lẫn giữa giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền, nhưng Hợp đồng ủy quyền và giấy nhận tiền không phải là một bởi:

Khái niệm từng loại

– Giấy ủy quyền là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại Giấy ủy quyền

– Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Bản chất của từng loại

– Hợp đồng ủy quyền: Là một hợp đồng, có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên.

– Giấy ủy quyền: Là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền và áp dụng nhiều trong trường hợp cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiện công việc thông qua giấy ủy quyền

Chủ thể tham gia

– Hợp đồng ủy quyền: được lập và ký bởi người ủy quyền và người được ủy quyền

– Giấy ủy quyền: được lập và ký bởi người ủy quyền (hay gọi là ủy quyền đơn phương)

Ủy quyền lại cho người thứ ba

– Hợp đồng ủy quyền: Bên được ủy quyền chỉ được ủy quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên ủy quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định

– Giấy ủy quyền: Người được ủy quyền không được ủy quyền lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định

Giá trị thực hiện

– Hợp đồng ủy quyền

+ Đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền

+ Việc lập hợp đồng ủy quyền đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và có giá trị bắt buộc phải thực hiện các công việc đã nêu trong hợp đồng, đồng thời bên nhận ủy quyền có thể được nhận thù lao (theo thỏa thuận, nếu có)

– Giấy ủy quyền

+ Khi ủy quyền, không cần có sự tham gia của bên nhận ủy quyền (ủy quyền đơn phương)

+ Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và  không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy

Thời hạn ủy quyền

– Hợp đồng ủy quyền: Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

– Giấy ủy quyền: Thời hạn ủy quyền do Người ủy quyền quy định hoặc do pháp luật quy định

Quyền và nghĩa vụ của các bên

– Hợp đồng ủy quyền: có quy định quyền và nghĩa vụ các bên.

– Giấy ủy quyền: không quy định quyền và nghĩa vụ các bên.

Đơn phương chấm dứt thực hiện ủy quyền

– Hợp đồng ủy quyền: quy định rõ ràng về nghĩa vụ của bên được ủy quyền, và nếu có thiệt hại thì phải bồi thường nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền

– Giấy ủy quyền: Sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại.

Hậu quả pháp lý

– Hợp đồng ủy quyền:

Căn cứ theo Điều 562 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

+ Bên được ủy quyền phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình trong Hợp đồng ủy quyền, nếu thực hiện công vượt vượt quá phạm vi ủy quyền thì bên ủy quyền không chịu trách nhiệm đối với phần vượt quá.

+ Nếu sau khi Hợp đồng ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện và bồi thường thiệt hại (nếu có).

– Giấy ủy quyền: còn giấy ủy quyền là một văn bản pháp lý trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại giấy ủy quyền.

+ Bên được ủy quyền thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình ghi trong Giấy ủy quyền.

+ Nếu sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.

5/5 - (5 bình chọn)