Thủ tục Thành lập công ty tại quận 1

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 22/03/2024 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 179 Lượt xem
5/5 - (44 bình chọn)

Thành lập công ty hoạt động kinh doanh cần xem xét rất nhiều yếu tố, bên cạnh những vấn đề về vốn, về thị trường, lĩnh vực kinh doanh… thì vị trí công ty cũng rất quan trọng, không phải tự nhiên các thành phố lớn, các khu vực trung tâm lại tập trung nhiều công ty đến vậy. Và trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về thủ tục thành lập công ty tại quân 1.

Đôi nét về quận 1

Quận 1 là quận trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh. Quận là nơi tập trung nhiều cơ quan chính quyền, các lãnh sự quán các nước và các tòa nhà cao tầng của thành phố (tòa nhà cao nhất Quận 1 và thứ nhì Thành phố Hồ Chí Minh là Bitexco Financial Tower). Quận 1 được xem là nơi sầm uất và có mức sống cao nhất của Thành phố về mọi phương diện. Đường Đồng Khởi và phố đi bộ Nguyễn Huệ là những khu phố thương mại chính của Quận 1.

Quận 1 nằm ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý: Phía đông giáp thành phố Thủ Đức với ranh giới là sông Sài Gòn Phía tây giáp Quận 3 và Quận 5 Phía nam giáp Quận 4 với ranh giới là rạch Bến Nghé Phía bắc giáp các quận Bình Thạnh và Phú Nhuận với ranh giới là kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Quận có diện tích 7,72 km², dân số năm 2019 là 142.625 người, mật độ dân số đạt 18.475 người/km²

Năm 2011, Quận 1 thu ngân sách đạt 4.103 tỷ đồng. Năm 2012, Quận 1 thu ngân sách 4.500 tỷ đồng

Với vị trí trung tâm và sự phát triển như vậy, quận 1 là nơi tập trung nhiều công ty và cũng vẫn đang là nơi thu hút nhiều cá nhân, tổ chức, nhà đầu tư đặt trụ sở kinh doanh ở khu vực này.

Ai có quyền thành lập công ty tại quận 1

Những cá nhân, tổ chức có quyền thành lập công ty tại quân 1 được quy định tại Điều 17 luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:

Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

  1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
  2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
  3. a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  4. b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
  5. c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trongcác cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trongcác cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
  6. d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

  1. e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

  1. g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
  2. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
  3. a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  4. b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.
  5. Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trongcác mục đích sau đây:
  6. a) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy địnhtại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;
  7. b) Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
  8. c) Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.

Hồ sơ thành lập công ty tại quận 1

Để thành lập công ty tại quân 1, cần phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị thành lập công ty theo mẫu;

– Đều lệ công ty;

– Danh sách thành viên;

– Giấy tờ nhân thân của người đại diện theo pháp luật;

Tùy từng loại hình công ty mà Quý vị thành lập mà hồ sơ sẽ có sự khác nhau. Chính vì vậy, Quý vị cần phải xác định cụ thể loại hình công ty sau đó sẽ chuẩn bị hồ sơ.

Dịch vụ thành lập công ty tại quận 1

Nhằm hỗ trợ khách hàng nhanh chóng thành lập công ty đảm bảo đúng quy định của pháp luật, chúng tôi cung cấp dịch vụ thành lập công ty. Chúng tôi đảm bảo về dịch vụ chất lượng, uy tín, nhanh chóng, giá thành hợp lý.

Trên đây là một số nội dung về thủ tục thành lập công ty tại quận 1. Mọi thắc mắc về thủ tục cũng như có nhu cầu dịch vụ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 0981.378.999

->>>>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty tại Hồ Chí Minh

->>>>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty tnhh

5/5 - (44 bình chọn)