Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần

  • Tác giả: Ngọc Lan |
  • Cập nhật: 18/03/2024 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 534 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành thì việc thay đội nội dung đăng ký doanh nghiệp bao gồm việc thay đổi ngành , nghề kinh doanh. Vậy đối với trường hợp bổ sung ngành nghề kinh doanh sẽ được pháp luật quy định cụ thể ra sao?

Trong bài viết này, TBT Việt Nam sẽ giới thiệu tới quý vị một số quy dịnh về bổ sung ngành nghề kinh doanh được hiểu thế nào? thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần, hồ sơ để tiến hành bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần ra sao?

Bổ sung ngành nghề kinh doanh là gì?

Bổ sung ngành nghề kinh doanh là một thủ tục được thực hiện đối với công ty/doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng thệm các lĩnh vực kinh doanh nghiệp chưa kinh doanh, theo đó thủ tục và hồ sơ, trình tự sẽ thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.

Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần

Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần bao gồm các loại giấy tờ cần thiết theo quy định như sau:

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định

– Quyết định của đại hội đồng cổ đông về nội dung bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty

– Tờ khai thông tin của người nộp hồ sơ

– Mục lục hồ sơ ( ghi rõ các loại giấy tờ gửi lên cơ quan có thẩm quyền)

– Giấy ủy quyền cho cá nhân, tổ chức mà công ty muốn ủy quyền thực hiện thay.

– Ngoài ra, có thể chuẩn bị thêm bìa hồ sơ

Sau khi chuẩn bị hồ sơ để bổ sung ngành nghề như trên, vậy tiếp theo thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần ra sao? mời quý vị tham khảo tiếp nội dung.

Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần

Bổ sung ngành nghề kinh doanh quý vị cần thực hiện thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, theo đó doanh nghiệp sẽ gửi thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh.

Theo quy định tại các khoản 1,2,3 điều 31 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định

Điều 31. Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh

1. Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi một trongnhững nội dung sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh;

b) Cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết;

c) Nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trongthời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

3. Công ty cổ phần phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinhdoanh nơi công ty đặt trụ sở chính trongthời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài được đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông của công ty. Thông báo phải bao gồm các nội dung sau đây:

a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính;

b) Đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng cổ phần: tên, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức; họ, tên, quốc tịch, địa chỉ liên lạc của cổ đông là cá nhân; số cổ phần, loại cổ phần và tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của họ trong công ty; số cổ phần và loại cổ phần chuyển nhượng;

c) Đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng cổ phần: tên, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức; họ, tên, quốc tịch, địa chỉ liên lạc của cổ đông là cá nhân; số cổ phần và loại cổ phần nhận chuyển nhượng; số cổ phần, loại cổ phần và tỷ lệ sở hữu cổ phần tương ứng của họ trongcông ty;

d) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.

Đối với thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần được thực hiện như các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị danh mục các ngành nghề kinh doanh mà công ty cổ phần muốn bổ sung

Ngoài việc chuẩn bị về việc liệt kế các ngành nghề kinh doanh mà công ty cổ phần muốn bổ sung thì khách hàng cũng cần lưu ý về việc tra cứu thêm các ngành nghề đó có thuộc ngành nghề mà pháp luật cho phép kinh doanh hay không?, để kinh doanh ngành nghề đó thì có cần điều kiện nào khác không?,…

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ để đăng ký bổ sung ngành nghề

Đây là bước quan trọng, quyết định việc hồ sơ của khách hàng có được giải quyết thuận lợi hay không?

Bởi hồ sơ cần phải đầy đủ và hợp lệ theo đúng quy định pháp luật thì khi đó yêu cầu mới được giải quyết.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký ở cơ quan có thẩm quyền  giải quyết

Cơ quan có thẩm quyền  giải quyết ở đây chính là phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch đầu tư.

Bước 4: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cho khách hàng

Chuyên viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ đã hợp lệ chưa?, nếu hợp lệ thì sẽ giải quyết hồ sơ cho khách hàng.

Bước 5: Nhận kết quả

Khách hàng sẽ nhận được kết quả, xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau đây:

 – Khách hàng sẽ nhận được nhận xác nhận đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh nếu hồ sơ đã hợp lệ và đầy đủ.

– Thông báo về việc cần sửa đổi, bổ sung hồ sơ khi hồ sơ chưa hợp lệ.

Lưu ý: Trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không thể hiện về ngành nghề kinh doanh khi thực hiện thủ tục về thành lập doanh nghiệp. và, khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp nếu khách hàng thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh.

Ngoài ra, khi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, các thông tin thay đổi phải thông báo trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp một cách công khai.

Khi có quyết định về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh thì trong vòng 10 ngày làm việc khách hàng sẽ gửi thông báo về cơ quan có thẩm quyền.

Nhận được chứng nhận đăng ký kinh doanh mới quý vị cần nộp bản gốc của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ về cơ quan đã đăng ký.

5/5 - (5 bình chọn)