Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Đống Đa

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 19/03/2024 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 169 Lượt xem
5/5 - (13 bình chọn)

Thực tế thấy được rằng hộ kinh doanh cá thể là một loại hình được ưa chuộng đối với những cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ, vậy Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Đống Đa như thế nào?

Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Hộ kinh doanh cá thể là hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Để tiến hành kinh doanh thì cá nhân cần phải đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận theo quy định.

Hộ kinh doanh cá thể hiện nay được thành lập phổ biến bởi có những ưu điểm như sau: Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể tương đối đơn giản, tránh được những thủ tục rườm rà; chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản; quy mô hộ kinh doanh gọn nhẹ phù hợp với những cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.

Trước khi tìm hiểu về thủ tục Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Đống Đa thì cần hiều được khái niệm hộ kinh doanh như đã giải thích ở trên.

Ai có quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định, trừ các trường hợp:

– Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Như vậy có thể thấy được rằng mọi cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự đều có quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể trừ một số trường hợp như đã nêu ở trên thì sẽ không được thành lập hộ kinh doanh.

Tuy nhiên khi thành lập hộ kinh doanh cá thể thì cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

Ngoài ra cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Cách đặt tên hộ kinh doanh cá thể

Khi muốn Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Đống Đa cách đặt tên hộ kinh doanh là bước rất quan trọng.

Theo quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định về đặt tên hộ kinh doanh như sau.

– Hộ kinh doanh có tên gọi riêng, tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Cụm từ “Hộ kinh doanh”; Tên riêng của hộ kinh doanh.

– Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

– Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.

– Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.

– Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.

Các bước thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Đống Đa

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Đống Đa

Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất khi muốn thành lập hộ kinh doanh cá thể, hồ sơ bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định như trên sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, quận nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.

Bước 3: Nhận kết quả

– Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

– Đối với trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết.

– Hộ kinh doanh có thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện hoặc là đăng ký và trả phí để nhận qua đường bưu điện.

– Hộ kinh doanh có quyền yêu cầu Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và nộp phí theo quy định.

->>>> Tham khảo thêm: Thay đổi người đại diện theo pháp luật

->>>> Tham khảo thêm: Thành lập địa điểm kinh doanh

->>>> Tham khảo thêm: Thành lập văn phòng đại diện

5/5 - (13 bình chọn)