Thủ tục thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm mới nhất

  • Tác giả: Nguyễn Kiều |
  • Cập nhật: 20/03/2024 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 86 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Mỹ phẩm là nhóm sản phẩm có nhu cầu sử dụng cao, đặc biệt là các sản phẩm có thương hiệu từ nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Mỹ… Vậy thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm như thế nào?

Nên thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm gì?

Pháp luật Việt Nam về doanh nghiệp quy định về 5 loại hình doanh nghiệp bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần. Trong đó, 02 loại hình công ty TNH và công ty cổ phần là những loại hình doanh nghiệp được lựa chọn thành lập nhiều hơn cả bởi những ưu thế vượt trội. Cụ thể:

Ưu điểm của công ty cổ phần:

– Các cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về nợ, các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro không cao;

– Khả năng huy động vốn rất cao thông qua phát hành cổ phiếu ra công chúng. Đây là đặc điểm riêng biệt chỉ công ty cổ phần có;

– Công ty không hạn chế số lượng cổ đông và có thể huy động vốn cả trên thế giới. Do vậy, công ty cổ phần có khả năng huy động vốn rộng rãi nhất;

– Cổ đông có thể dễ dàng, tự do chuyển nhượng, mua bán, thừa kế cổ phần thông qua việc bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán;

– Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh trong hầu hết các lĩnh vực ngành nghề;

– Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu;

– Được tính lương thưởng của các cổ đông góp vốn tại các vị trí quản lý vào chi phí hoạt động công ty để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp;

– Mọi quyết định trong việc kinh doanh được thu thập ý kiến của các cổ đông nên rất minh bạch trong quản lý, điều hành.

Ưu điểm của công ty TNHH một thành viên:

– Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ nên chủ sở hữu sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động của công ty và không cần phải xin ý kiến hay góp ý từ các chủ thể khác và việc quản lý công ty cũng đơn giản hơn;

– Có tư cách pháp nhân nên doanh nghiệp được thừa nhận là một chủ thể pháp lý, được nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập. Việc này đem lại cho doanh nghiệp sự ổn định đời sống pháp luật, pháp nhân không gặp phải những thay đổi bất ngờ như thể nhân, hoạt động pháp nhân kéo dài và không bị ảnh hưởng bởi những biến cố xảy ra với thành viên;

– Chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty nên hạn chế được rủi ro của chủ sở hữu khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh;

– Cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty do tổ chức làm chủ sở hữu còn có thể tổ chức theo mô hình Hội đồng thành viên (trong đó bầu ra một người làm Chủ tịch Hội đồng thành viên), Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

– Chủ sở hữu công ty có toàn quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty;

– Có thể tăng vốn điều lệ bằng cách góp thêm vốn của chủ sở hữu; huy động thêm vốn đầu tư của cá nhân, tổ chức khác hoặc phát hành trái phiếu.

Ưu điểm của công ty TNHH hai thành viên trở lên:

– Có tư cách pháp nhân nên doanh nghiệp được thừa nhận là một chủ thể pháp lý, được nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập. Việc này đem lại cho doanh nghiệp sự ổn định đời sống pháp luật, pháp nhân không gặp phải những thay đổi bất ngờ như thể nhân, hoạt động pháp nhân kéo dài và không bị ảnh hưởng bởi những biến cố xảy ra với thành viên;

 – Thành viên công ty chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp công ty nên hạn chế được rủi ro của thành viên khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh;

– Có nhiều chủ sở hữu hơn DNTN và công ty TNHH MTV nên có thể có nhiều vốn hơn. Do vậy có vị thế tài chính tạo khả năng tăng trưởng cho doanh nghiệp. Khả năng quản lý toàn diện do có nhiều người hơn để tham gia điều hành công việc kinh doanh. Các thành viên vốn có trình độ kiến thức khác nhau. Họ có thể bổ sung cho nhau về các kỹ năng quản trị;

 – Có thể tăng vốn điều lệ bằng cách tăng thêm vốn góp của thành viên; tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới hoặc phát hành trái phiếu;

– Chế độ chuyển nhượng và mua lại phần vốn góp được quy định chặt chẽ nên nhà đầu tư có thể dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên. Nên có thể tránh được tình trạng người lạ hoặc đối thủ muốn thâm nhập vào công ty.

Hồ sơ thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm

Trong nội dung này, chúng tôi sẽ hướng dẫn quý vị chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm theo loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần và công ty TNHH.

Hồ sơ thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần nhập khẩu mỹ phẩm

Hồ sơ gồm:

– Tờ khai đề nghị thành lập công ty.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành

Hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên nhạp khẩu mỹ phẩm

Hồ sơ gồm:

– Tờ khai đề nghị thành lập công ty.

– Điều lệ công ty.

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Dịch vụ thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm

Đối với công ty nhập khẩu mỹ phẩm, sau khi thành lập cần phải làm một số thủ tục khác như công bố mỹ phẩm, xin giấy phép lưu hành… thì mới có thể hoạt động được. Vì thế, chọn những dịch vụ trọn gói sẽ giúp khách hàng giải quyết được những vướng mắc cũng như giúp khách hàng vận hành doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

– Dịch vụ thành lập công ty của chúng tôi bao gồm:

– Tư vấn pháp luật về thành lập công ty;

– Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cho khách hàng;

– Thay khách hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan nhà nước;

– Hỗ trợ các thủ tục sau thành lập như khắc dấu, mở tài khoản ngân hàng…;

Bên cạnh đó, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ về công bố mỹ phẩm, đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu.

Trên đây là nội dung bài viết Thành lập công ty nhập khẩu mỹ phẩm, Quý khách hàng cần liên hệ dịch vụ vui lòng gọi 0981.378.999.

->>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty tnhh

->>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty cổ phần

5/5 - (5 bình chọn)