Mã ngành nghề xử lý rác thải?
Xử lý rác thải hiện nay là một trong những ngành nghề được quan tâm bởi đây là ngành nghề góp phần nâng cao chất lượng môi trường, theo đó nhà nước đang khuyến khích hoạt cộng của các công ty xử lý rác thải. Khi thành lập công ty xử lý rác thả Mã ngành nghề xử lý rác thải? được quy định như thế nào?
Quy định của pháp luật về ngành nghề kinh doanh
– Theo quy định của pháp luật hiện hành cho phép các doanh nghiệp có quyền kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm; Chính phủ cũng có quy định cụ thể danh mục ngành nghề bị cấm kinh doanh
– Doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp tuy nhiên các ngành nghề đó phải không thuộc vào ngành nghề bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật
– Đối với một số ngành nghề kinh doanh, để được kinh doanh thì các chủ thể sẽ phải đáp ứng được các điều kiện nhất định gọi là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Trong trường hợp không đáp ứng được các điều kiện đó thì chủ thì sẽ không được cấp đăng ký kinh doanh.
Mã ngành nghề kinh doanh là gì?
Mã ngành nghiệp kinh doanh là dãy ký tự được mã hóa thì hiện một ngành nghề kinh doanh cụ thể, mã ngành nghề kinh doanh trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam sẽ được thể hiện bằng dãy số gồm 06 ký tự thể hiện ban hành từ cấp 1 đến cấp 5.
– Mã ngành nghề cấp 1: Được mã hóa bằng 01 chữ cái từ A đến U thì hiện lĩnh vực kinh doanh;
– Mã ngành nghề cấp 2: Được mã hóa bằng 02 chữ số thì hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 1;
– Mã ngành nghề cấp 3: Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 2;
– Mã ngành nghề cấp 4: Được mã hóa bằng 01 chữ số thì hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 3;
– Mã ngành nghề cấp 5: Được mã hóa bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành nghề cấp 4
Quy định của pháp luật về kinh doanh xử lý rác thải
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định như sau: Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải.
Vậy Mã ngành nghề xử lý rác thải? hiện nay được quy định như thế nào? Hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây.
Mã ngành nghề xử lý rác thải?
Hiện nay khi đăng ký ngành nghề kinh doanh sẽ lấy theo hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam trong Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Dưới đây là thông tin chi tiết các ngành nghề thu gom, xử lý, tiêu hủy rác thải:
3811 : Thu gom rác thải không độc hại
Nhóm này gồm:
– Thu gom các chất thải rắn không độc hại (rác từ nhà bếp) trong khu vực địa phương, như là việc thu gom các rác thải từ hộ gia đình và các cơ sở kinh doanh bằng các túi rác, xe rác, thùng chứa, v.v… có thể lẫn lộn cả các nguyên liệu có thể giữ lại để sử dụng;
– Thu gom các nguyên liệu có thể tái chế;
– Thu gom dầu và mỡ ăn đã qua sử dụng;
– Thu gom rác thải trong thùng rác ở nơi công cộng;
– Thu gom rác thải từ công trình xây dựng và bị phá hủy;
– Thu gom và dọn dẹp các mảnh vụn như cành cây và gạch vỡ;
– Thu gom rác thải đầu ra của các nhà máy dệt;
– Hoạt động của các trạm gom rác không độc hại.
Loại trừ:
– Thu gom rác độc hại được phân vào nhóm 3812 (Thu gom rác thải độc hại);
– Hoạt động của khu đất cho tiêu hủy rác thải không độc hại được phân vào nhóm 3821 (Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại);
– Hoạt động của các cơ sở nơi mà nguyên, vật liệu có thể tái sử dụng đang ở dạng hỗn hợp như giấy, nhựa v.v… cần được phân loại riêng được phân vào nhóm 3830 (Tái chế phế liệu).
3812: Thu gom rác thải độc hại
Nhóm này gồm: Việc thu gom rác thải độc hại ở dạng rắn hoặc dạng khác như chất gây nổ, chất gỉ sét, chất dễ cháy, chất độc, chất kích thích, chất gây ung thư, chất phá hủy dần, chất lây nhiễm và các chất khác có hại cho sức khoẻ con người và môi trường. Nó có thể được phân loại, xử lý, đóng gói và dán nhãn chất thải cho mục đích vận chuyển.
Loại trừ: Việc khôi phục và dọn sạch các toà nhà hư hỏng, các khu mỏ, các vùng đất, nước mặt bị ô nhiễm như việc loại bỏ các amiăng được phân vào nhóm 39000 (Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác).
Ngành nghề chi tiết | Mã ngành chi tiết |
Thu gom rác thải y tế. Nhóm này gồm: Thu gom rác thải từ các cơ sở y tế. | 38121 |
Thu gom rác thải độc hại khác. Nhóm này gồm:
– Thu gom các loại rác thải độc hại ở dạng rắn hoặc dạng khác như chất gây nổ, chất gỉ sét, chất dễ cháy, chất độc, chất kích thích, chất gây ung thư, chất phá hủy dần, chất lây nhiễm và các chất khác có hại cho sức khoẻ con người và môi trường; – Thu gom dầu đã qua sử dụng từ tàu thuyền hoặc gara; – Thu gom rác thải độc hại sinh học; – Ắc qui đã qua sử dụng; – Hoạt động của các trạm chu chuyển các chất thải độc hại |
38129 |
3821 : Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại
Nhóm này gồm:
Việc xử lý trước khi tiêu hủy và xử lý khác đối với các chất thải rắn và không rắn không độc hại, như:
+ Hoạt động của các khu đất dùng cho tiêu hủy rác thải không độc hại,
+ Tiêu hủy rác thải không độc hại bằng cách đốt cháy hoặc thiêu hủy hoặc bằng các phương pháp khác có hoặc không có dẫn đến sản xuất điện hoặc hơi nước, các nhiên liệu thay thế, khí đốt sinh học, tro, tro bay hoặc các sản phẩm cho mục đích sử dụng khác,
+ Xử lý rác thải hữu cơ để tiêu hủy.
+ Sản xuất phân compốt từ chất thải hữu cơ.
Loại trừ:
– Đốt, thiêu hủy rác thải nguy hiểm được phân vào nhóm 38229 (Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại khác);
– Hoạt động của các cơ sở mà nguyên, vật liệu có thể tái sử dụng đang ở dạng hỗn hợp như giấy, nhựa, lon đựng đồ uống đã dùng và kim loại, cần được phân loại riêng được phân vào nhóm 3830 (Tái chế phế liệu);
– Khử độc và làm sạch đất, nước; tiêu hủy các vật liệu nhiễm độc được phân vào nhóm 39000 (Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác).
3822: Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại
Nhóm này gồm: Việc lọc bỏ xử lý trước khi đưa vào tiêu hủy các chất thải độc hại dạng rắn và không rắn, gồm các chất thải như chất gây nổ, chất gỉ sét, dễ cháy, chất độc, kích thích, chất gây ung thư, chất phá hủy dần, chất lây nhiễm và các chất khác có hại cho sức khoẻ con người và môi trường.
Loại trừ:
– Đốt chất thải không nguy hiểm được phân vào nhóm 38210 (Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại),
– Khử độc và làm sạch đất, mặt nước; tiêu hủy các nguyên vật liệu độc được phân vào nhóm 39000 (Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác),
– Tái xử lý nhiên liệu hạt nhân được phân vào nhóm 2011 (Sản xuất hoá chất cơ bản).
Ngành nghề chi tiết | Mã ngành chi tiết |
Xử lý và tiêu hủy rác thải y tế. Nhóm này gồm: Hoạt động của các phương tiện xử lý và tiêu hủy rác thải từ các cơ sở y tế. | 38221
|
Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại khác. Nhóm này gồm:
– Hoạt động của các phương tiện xử lý rác thải độc hại; – Xử lý và tiêu hủy các động vật sống và chết bị nhiễm độc và các chất thải gây bệnh khác; – Thiêu hủy rác thải độc hại; – Tiêu hủy các hàng hóa đã qua sử dụng như tủ lạnh để loại trừ các chất thải gây hại; – Xử lý, tiêu hủy và cất giữ các chất thải hạt nhân phóng xạ như: + Xử lý và tiêu hủy các chất thải phóng xạ đang chuyển trạng thái tức là những chất đang phân hủy trong quá trình vận chuyển từ bệnh viện, + Đóng gói, chuẩn bị các điều kiện và các hoạt động xử lý khác đối với chất thải hạt nhân để cất giữ |
Quy trình thành lập công ty xử lý rác thải
Ngoài mã ngành ngành nghề xử lý rác thải thì thủ tục thành lập công ty xử lý rác thải cung được nhiều người quan tâm. Quy trình thành lập công ty được tiến hành theo các bước sau đây:
Bước 1: Lựa chọn loại hình công ty để thành lập
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành có các loại hình là công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.
Căn cứ vào quy mô hoạt động, ngành nghề kinh doanh, vốn,…và ưu điểm, hạn chế của từng loại hình để có thể lựa chọn được loại hình công ty phù hợp.
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty xử lý rác thải
Sau khi đã lựa chọn được loại hình công ty phù hợp tổ chức, cá nhân sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ, đối với mỗi loại hình công ty thì sẽ có yêu cầu khác nhau về hồ sơ, thông thường hồ sơ thành lập công ty bao gồm:
– Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp;
– Dự thảo điều lệ công ty;
– Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, Cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
– Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc CCCD hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực;
– Đối với tổ chức: Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
– Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;
– Những giấy tờ, tài liệu cần thiết khác.
Bước 3: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền
Khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập công ty như đã nêu ở trên tiến hành nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.
Bước 4: Nhận kết quả
Trong thời hạn là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ phải có thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi bổ sung.
Trên đây là nội dung bài viết của TBT Viet Nam về vấn đề Mã ngành nghề xử lý rác thải? để quý độc giả tham khảo khi thành lập công ty.

Thủ tục thành lập công ty tại Lâm Đồng
Cập nhật: 23/06/2023

Thủ tục thành lập công ty tại huyện Phú Xuyên
Cập nhật: 23/06/2023

Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh?
Cập nhật: 23/06/2023

Đăng ký nhãn hiệu cho sàn thương mại điện tử
Cập nhật: 23/06/2023

Việc góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên như thế nào?
Cập nhật: 23/06/2023

Mất giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có xin lại được không?
Cập nhật: 23/06/2023

Ví dụ về vốn điều lệ công ty cổ phần
Cập nhật: 23/06/2023

Mã Ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm?
Cập nhật: 23/06/2023

Mã ngành nghề kinh doanh phòng cháy chữa cháy
Cập nhật: 23/06/2023

Mã ngành nghề kinh doanh spa
Cập nhật: 23/06/2023

Thủ tục Thành lập công ty thiết kế nội thất
Cập nhật: 23/06/2023

Miễn giấy phép lao động là gì?
Cập nhật: 23/06/2023

Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần mới nhất
Cập nhật: 23/06/2023

Thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ?
Cập nhật: 23/06/2023

Phương án tăng vốn điều lệ công ty cổ phần như thế nào?
Cập nhật: 23/06/2023

Hướng dẫn Thủ tục tăng vốn điều lệ Công ty TNHH
Cập nhật: 23/06/2023

Những lưu ý về Thủ tục tăng vốn điều lệ Công ty TNHH 2023
Cập nhật: 23/06/2023

Tăng vốn điều lệ công ty cổ phần đề làm gì?
Cập nhật: 23/06/2023

Tăng vốn điều lệ có lợi gì?
Cập nhật: 23/06/2023

Hạch toán tăng vốn điều lệ công ty cổ phần
Cập nhật: 23/06/2023

Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh
Cập nhật: 23/06/2023

Thủ tục đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh
Cập nhật: 23/06/2023

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?
Cập nhật: 23/06/2023

Chi phí thay đổi ngành nghề kinh doanh năm 2023
Cập nhật: 23/06/2023

Thay đổi ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần năm 2023
Cập nhật: 23/06/2023

Doanh nghiệp nợ thuế có được tạm ngừng kinh doanh không?
Cập nhật: 23/06/2023

Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh mới nhất
Cập nhật: 23/06/2023

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện 2023
Cập nhật: 23/06/2023

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh 2023 gồm những gì?
Cập nhật: 23/06/2023

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể 2023
Cập nhật: 23/06/2023

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần mới nhất
Cập nhật: 23/06/2023

Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh qua mạng
Cập nhật: 23/06/2023

Có được tạm ngừng kinh doanh quá 2 năm không?
Cập nhật: 23/06/2023

Thủ tục thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh chi nhánh
Cập nhật: 23/06/2023

Mã ngành nghề kinh doanh cho thuê nhà
Cập nhật: 23/06/2023