Đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

  • Tác giả: Ngọc Lan |
  • Cập nhật: 27/03/2024 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 300 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Trong thời buổi nền kinh tế thị trường ngày càng được mở rộng và cạnh tranh như ngày nay thì việc ý thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được quan tâm và nâng cao. Một trong những đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ là kiểu dáng công nghiệp. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng được bảo hộ dưới hình thức kiểu dáng công nghiệp. Vây đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bao gồm những gì? Bài viết dưới đây sẽ gửi tới Quý khách hàng những thông tin cần thiết nhất về vấn đề này.

Kiểu dáng công nghiệp là gì? Tại sao phải bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó (khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009).

– Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ. Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền sẽ nộp đơn xin cấp bằng độc quyền đối với kiểu dáng công nghiệp. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là việc làm bắt buộc để kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ và đảm bảo cho chủ sở hữu những quyền và lợi ích hợp pháp đối với kiểu dáng công nghiệp của mình.

– Ngoài ra, chỉ khi nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp và được cấp văn bằng độc quyền đối với kiểu dáng công nghiệp thì quyền đối với kiểu dáng công nghiệp mới được phát sinh. Đồng thời được độc quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp trong khoảng thời gian pháp luật quy định.

– Được pháp luật bảo vệ khi có hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký.

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ khi nào?

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ khi đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 63 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, cụ thể:

– Phải có tính mới: Tính mới là yêu cầu cơ bản và mang tính tiên quyết đối với việc quyết định kiểu dáng công nghiệp đó có được bảo hộ hay không?

– Phải có tính sáng tạo: Để đánh giá tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp thì phải tiến hành so sánh tập hợp tất cả các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đó với tập hợp các đặc điểm tạo dáng các đặc điểm tạo dáng cơ bản của từng kiểu dáng công nghiệp đối chứng trùng lặp hoặc tương tự tìm được trong quá trình tra cứu thông tin.

– Phải có khả năng áp dụng sản xuất công nghiệp bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Những đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Ngoài những điều kiện để kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ thì có những đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Cụ thể, kiểu dáng công nghiệp sẽ không được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ:

– Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;

– Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;

– Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm;

– Ngoài ra còn có thêm là đối tượng trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.

Như vậy những sản phẩm có hình dáng bên ngoài thuộc một trong các đối tượng nêu trên sẽ không được bảo hộ theo quy định của pháp luật hiện hành.

Để đảm bảo về khả năng được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tối đa nhất thì chúng ta nên lưu ý tới hình dáng khi thiết kế, tránh phạm phải các đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp nêu ở trên.

Trên đây, TBT Việt Nam đã gửi tới Quý khách hàng những thông tin cần thiết về những đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Đây là một kiến thức mà Quý khách hàng cần nắm được để tránh mất thời gian, công sức và tiền bạc trong quá trình nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Trường hợp có bất cứ vướng mắc nào liên quan tới chủ đề này, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.

5/5 - (6 bình chọn)