Dịch vụ đăng ký thay đổi kinh doanh

  • Tác giả: Thùy Linh |
  • Cập nhật: 27/03/2024 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 364 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Thông báo đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hay còn gọi là đăng ký thay đổi kinh doanh là một trong những thủ tục quan trọng mà doanh nghiệp cần thực hiện khi có sự thay đổi về nội dung đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, làm như thế nào để thực hiện thủ này vẫn luôn là thắc mắc của nhiều người.

Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc giúp bạn đọc hiểu hơn về đăng ký thay đổi kinh doanh cũng như dịch vụ đăng ký thay đổi kinh doanh.

Nhu cầu đăng ký thay đổi kinh doanh của doanh nghiệp

Trong qua trình hoạt động, các doanh nghiệp phát sinh những thay đổi trong nội dung đăng ký kinh doanh dẫn đến việc phải thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Theo đó, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh khi xảy ra các sự kiện sau đây:

– Thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

– Thay đổi vốn điều lệ (tăng hoặc giảm vốn điều lệ), phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp;

– Thay đổi ngành, nghề kinh doanh;

– Thay đổi tên công ty;

– Thay đổi địa chỉ trụ sở chính;

– Thay đổi thành viên công ty TNHH/thành viên hợp danh công ty hợp danh;

– Thay đổi đăng ký vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân; thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân;

– Thay đổi người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên công ty TNHH là tổ chức/cổ đông là tổ chức nước ngoài;

– Thay đổi thông tin về cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài công ty cổ phần;

– Thay đổi thông tin đăng ký thuế;

– Thay đổi chủ sổ hữu công ty TNHH một thành viên;

– Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (chuyển đồi từ công ty TNHH sang công ty cổ phần, chuyển đổi từ công ty cổ phần sang công ty TNHH, chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên trở lên sang công ty TNHH một thành viên, chuyển đổi công ty TNHH một thành viên sáng Công ty TNHH hai thành viên trở lên, chuyển đổi hộ kinh doanh sang các loại hình doanh nghiệp…..);

– Thành lập chi nhánh công ty, thành lập văn phòng đại diện;

– Thành lập địa điểm kinh doanh;

– Tạm dừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;

– Giải thể doanh nghiệp;

– Chấm dứt hoạt động chi nhánh, hoạt động văn phòng đại diện;

– Chia, tách, sáp nhập, mua bán doanh nghiệp.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi có sự thay đổi những nội dung nêu trên, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố.

Hậu quả pháp lý nếu không thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi kinh doanh

Việc thông báo/đăng ký với Phòng Đăng ký kinh doanh khi có sự thay đổi về nội dung đăng ký kinh doanh là thủ tục bắt buộc. Do đó, nếu doanh nghiệp không thực hiện thủ tục này hoặc thực hiện nhưng không đúng thời hạn mà pháp luật quy định thì doanh nghiệp sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định số 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Thứ nhất: Doanh nghiệp vi phạm về việc thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có sự thay đổi về nội dung đăng ký doanh nghiệp. Do đó, trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện không đúng thời hạn mà pháp luật quy định thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể:

– Doanh nghiệp thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Doanh nghiệp thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

– Doanh nghiệp thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Ngoài bị áp dụng hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền nêu trên, doanh nghiệp còn buộc phải thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố về các nội dung thay đổi theo quy định của pháp luật.

Thứ hai:  Doanh nghiệp vi phạm về các nghĩa vụ thông báo khác

Doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi sau đây:

– Chủ doanh nghiệp tư nhân không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế về việc cho thuê doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân;

– Không thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh về việc thay đổi thông tin cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần chưa niêm yết;

– Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời Điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh;

– Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính về việc có thông tin hoặc có thay đổi các thông tin về họ, tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa chỉ thường trú, số cổ phần và loại cổ phần của cổ đông là cá nhân nước ngoài; tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số cổ phần và loại cổ phần và họ, tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa chỉ thường trú người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài đối với công ty cổ phần không phải là công ty niêm yết.

Doanh nghiệp bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi sau đây:

– Đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;

– Sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Ngoài việc áp dụng hình thức phạt tiền nêu trên, doanh nghiệp còn buộc phải thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế đối với hành vi vi phạm các nghĩa vụ thông báo nêu trên.

Dịch vụ đăng ký thay đổi kinh doanh

Đăng ký thay đổi kinh doanh không phải là một thủ tục phức tạp nhưng đối với những doanh nghiệp, cá nhân không nắm rõ quy định của pháp luật thì có thể gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục này. Vậy, hãy liên lạc với chúng tôi theo số điện thoại: 1900 6560 để sử dụng dịch vụ đăng ký thay đổi kinh doanh của chúng tôi.

Vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số Hotline: 0904.686.594 để được tư vấn và báo phí chi tiết.

Những giấy tờ cần chuẩn bị khi thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi kinh doanh:

– Mẫu thông báo đăng ký thay đổi kinh doanh quy định tại Phụ lục II ban hành đính kèm Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT;

– Biên bản, Nghị quyết và bản sao Biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên;

– Bản sao chứng thực chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn đối với người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

– Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi kinh doanh.

– Và các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật (Điều này tùy thuộc vào việc doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi kinh doanh nào).

Trên đây là nội dung bài viết về dịch vụ đăng ký thay đổi kinh doanh mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký thay đổi kinh doanh của chúng tôi, vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 1900 6560 để được hỗ trợ.

5/5 - (6 bình chọn)