Đăng ký thương hiệu thực phẩm

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 19/03/2024 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 506 Lượt xem
5/5 - (2 bình chọn)

Đăng ký thương hiệu thực phẩm là việc tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến thực phẩm theo quy định tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Với những ai có nhu cầu phát triển, kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa thực phẩm thì cần đăng ký bảo hộ càng sớm càng tốt để có thể mang lại lợi ích lớn nhất. Cùng chúng tôi tìm hiểu về thủ tục Đăng ký thương hiệu thực phẩm qua bài viết dưới đây.

Tại sao cần phải đăng ký thương hiệu thực phẩm?

Đăng ký thương hiệu mặc dù theo quy định không phải là thủ tục bắt buộc nhưng việc đăng ký thương hiệu nên được tiến hành và thực sự cần thiết trong hoạt động kinh doanh. Sử dụng thương hiệu mục đích là để phân biệt và nhận biết các sản phẩm, hàng hóa thực phẩm của cá nhân, tổ chức với các đơn vị khác.

Khi một thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ sẽ đảm bảo cao về tính pháp lý, hợp pháp của các sản phẩm mà mình kinh doanh. Và cùng TBT Việt Nam tìm hiểu thêm các lý do cần phải đăng ký thương hiệu thực phẩm sau:

+ Đăng ký thương hiệu thực phẩm thành công được coi là cách thức mà các đơn vị, tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm bảo vệ tối đa quyền sở hữu của mình, được độc quyền sử dụng thương hiệu trên phạm vi toàn quốc;

+ Ngày nay, thực phẩm là một trong những ngành có tính cạnh tranh cao rất dễ bị các đối thủ sao chép hoặc sử dụng với mục đích vụ lợi khác. Do vậy, đăng ký thương hiệu cho các sản phẩm thực phẩm là cơ sở để pháp luật bảo vệ khi có hành vi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra và được áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định pháp luật;

+ Là một người tiêu dùng thông thái chắc chắn sẽ đánh giá cao những sản phẩm, hàng hóa thực phẩm có thương hiệu rõ ràng, được đăng ký với cơ quan nhà nước. Do đó, đăng ký thương hiệu giúp nâng tầm thương hiệu trên thị trường, khẳng định được tên tuổi và tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước;

+ Đăng ký thương hiệu độc quyền còn là cách để khách hàng nhận diện được thương hiệu và yên tâm hơn khi lựa chọn sử dụng từ đó giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh;

+ Đồng thời, với các thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ giúp chủ sở hữu có thể thực hiện các quyền tài sản để nhằm thu được lợi nhuận như có thể tiến hành chuyển nhượng cho chủ thể khác.

Với những lý do trên, có thể khẳng định đăng ký thương hiệu thực phẩm là bước mà các chủ thể kinh doanh không thể bỏ qua.

Hồ sơ đăng ký thương hiệu thực phẩm

Để tiến hành đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm, hàng hóa thực phẩm mà mình kinh doanh, chủ thể đăng ký cần chuẩn bị các tài liệu hồ sơ sau:

+ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu số 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN

+ 05 mẫu thương hiệu kèm theo hồ sơ;

+ Chứng từ nộp phí, lệ phí;

+ Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn đăng ký thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

+ Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Lưu ý: Đối với 01 đơn đăng ký sẽ chỉ được yêu cầu cấp một Giấy chứng nhận cho sản phẩm, hàng hóa thực phẩm dự định đăng ký bảo hộ độc quyền.

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận giải quyết hồ sơ là Cục sở hữu trí tuệ có trụ sở chính đặt tại Hà Nội và 02 văn phòng đại diện của Cục tại Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Chủ thể đăng ký nếu trong trường hợp không muốn tự mình đi đăng ký thương hiệu thực phẩm của mình hoàn toàn có thể ủy quyền cho TBT Việt Nam để chúng tôi hỗ trợ thực hiện thủ tục này.

Dịch vụ đăng ký thương hiệu thực phẩm của TBT Việt nam

Bạn đang có nhu cầu xây dựng và phát triển thương hiệu thực phẩm của mình, bạn chưa đăng ký bảo hộ thương hiệu cho thực phẩm mà mình kinh doanh. Bạn đang muốn tìm một đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu uy tín, hiệu quả? Hãy đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ đăng ký thương hiệu thực phẩm tốt nhất. Khi Quý khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ của TBT Việt Nam, chúng tôi sẽ hỗ trợ thực hiện với quy trình sau:

+ Tư vấn miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động đăng ký bảo hộ thương hiệu: tư vấn những quy định pháp luật về đăng ký thương hiệu; tư vấn cách tra cứu thương hiệu,…

+ Kiểm tra, đánh giá tính chất pháp lý các giấy tờ khách hàng cung cấp cho TBT Việt Nam: dựa trên yêu cầu công việc, tài liệu giấy tờ khách hàng cung cấp chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá theo đúng quy định pháp luật;

+ Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm việc nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ, theo dõi, đôn đốc quá trình xử lý hồ sơ, thông tin quá trình giải quyết hồ sơ với khách hàng;

+ Nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu và trao tận tay khách hàng;

+ Hỗ trợ tư vấn khi có hành vi xâm phạm, tiến hành lập hồ sơ tranh tụng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật Hoàng Phi về Đăng ký thương hiệu thực phẩm. Trong quá trình tham khảo bài viết, Quý khách hàng có gì chưa rõ hoặc muốn sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của TBT Việt Nam, vui lòng liên hệ trực tiếp qua hotline 0981.378.999 để được hỗ trợ.

->>>>>>> Tham khảo thêm : đăng ký bản quyền

5/5 - (2 bình chọn)