Ai có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp?

  • Tác giả: Ngọc Lan |
  • Cập nhật: 20/03/2024 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 525 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Một trong những tài sản giá trị nhất trong doanh nghiệp chính là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp bởi đó là kết quả của sự nghiên cứu, sáng tạo và sản xuất của doanh nghiệp đó. Một trong số đó là kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm của doanh nghiệp.

Tuy vậy, không phải ai cũng nắm được những quy định của pháp luật về đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đặc biết là chủ thể có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Vậy Ai có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những quy định của pháp luật về chủ thể có quyền đăng ký kiểu dang công nghiệp.

Quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp là gì?

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là hoạt thủ tục hành chính của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thông qua việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp, kiểu dáng công nghiệp của chủ thể sẽ được nhà nước cấp văn bằng bảo hộ, thể hiện sự thừa nhận của nhà nước đối với kiểu dáng công nghiệp  mà chủ thể đã tạo ra.

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là một thủ tục rất quan trong khi mà những kiểu dáng công nghiệp mới, mang tính ứng dụng cao được ra đời này càng nhiều, việc xâm phạm kiểu dáng công nghiệp cũng không phải ít. Tuy nhiên, khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp, chủ sở hữu cần lưu ý một số nội dung sau để tránh rủi ro hay vi phạm quy định pháp luật về dăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Từ khái niệm trên, có thể suy ra Quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp chính là quyền của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp do mình tạo ra khi có đầy đủ các điều kiện được pháp luật quy định. Sau khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp, những chủ thể này sẽ trở thành chủ sở hữu của kiểu dáng công nghiệp đó và được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Ai có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp?

Chủ thể có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp là những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định.

Theo quy định của pháp luật, những người có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm có:

– Tác giả: Đây là chủ thể trực tiếp tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng những nghiên cứu, sáng tạo của bản thân mình. Một chủ thể cũng được coi là tác giả của kiểu dáng công nghiệp nếu người đó bỏ hoàn toàn kinh phí, nguyên vật liệu, phương tiện để tạo ra kiểu dang công nghiệp.

– Cá nhân, tổ chức cung cấp toàn bộ kinh phí, nguyên vật liệu, phương tiện thuê tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp.

– Trong trường hợp nhiều kiểu dáng công nghiệp được tạo ra bởi một tổ chức, tập thể thì các cá nhân, tổ chức đều có quyền đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đối với những kiểu dáng công nghiệp đã tạo ra nhưng phải được sự đồng yêu cầu ủa tổ chức, tập thể đó.

– Tác giả hoặc người có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp có quyền chuyển giao quyền tác giả của mình cho người khác bằng hợp đồng, văn bản chuyển nhượng để hưởng quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.

Nội dung trên đây đã giúp Quý vị giải đáp:  Ai có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp? Trong nội dung các phần tiếp theo chúng tôi sẽ tiếp tục gửi đến các thông tin hữu ích có liên quan để Quý vị tham khảo.

Cá nhân có đăng ký kiểu dáng công nghiệp được không?

Tất cả các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định.

Theo quy định của pháp luật thì những cá nhân có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao gồm:

– Cá nhân là tác giả sáng tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng chi phí và công sức lao động của mình có thể đăng ký kiểu dáng công nghiệp

– Cá nhân đầu tư chi phí, nguyên vật kiệu, cơ sở vật chất… cho tác giả dưới hình thức thuê, giao việc ( trừ trường hợp thỏa thuận khác)

– Cá nhân được người có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp chuyển giao quyền đăng ký bằng hợp đồng hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.

->>>> Tham khảo thêm : Đăng ký thương hiệu độc quyền

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp không phải là một thủ tục quá phức tạp, tuy nhiên, cần tuân theo trình tự, thủ tục của nhà nước quy định.

 Việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp được thực hiện thông qua trình tự, thủ tục sau:

Bước 1: Xác định đối tượng đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Trước khi thực hiện việc thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp, chủ thể cần xác định được đối tượng mà mình muốn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là gì. Việc xác định này sẽ giúp cho chủ thể có thể biết được kiểu dáng công nghiệp mà mình dự định đăng ký có thuộc đối tượng được đăng ký kiểu dáng công nghiệp hay không, dau đó sẽ quyết định có nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp hay không.

Bước 2: Tra cứu và phân loại kiểu dáng công nghiệp

Tra cứu và phân loại chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân đánh giá được khả năng đăng ký kiểu dáng công nghiệp trước khi tiến hành nộp đơn.

Bước 3: Soạn thảo hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Để đăng ký kiểu dáng công nghiệp, chủ thể cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:

– Tờ khai yêu cầu cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp theo mẫu do pháp luật quy định;

– Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp cần đăng ký;

– Ảnh chụp các mặt của kiểu dáng công nghiệp và được kèm theo Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp (Ảnh chụp sản phẩm cần rõ nét, đúng tỷ lệ của sản phẩm)

– Tài liệu chứng minh việc nộp đơn là hợp pháp (Giấy chuyển nhượng, giấy chứng nhận quyền thừ kế, hợp đồng lao động,…)

– Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu, nếu đăng ký kiểu dáng công nghiệp có chứa nhãn hiệu;

– Giấy uỷ quyền (Nếu cần);

– Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế;

– Hóa đơn nộp phí hoặc các loại chứng từ chứng minh nộp phí;

– Bản tiếng Việt mô tả về kiểu dáng công nghiệp nếu trong đơn đã có tiếng nước ngoài;

– Các tài liệu khác trong trường hợp cơ quan đăng ký yêu cầu.

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký kiểu dang công nghiệp

Sau khi đã soạn thảo xong hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp, chủ thể sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ tại Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ có địa chỉ tại thành phố Đà Nẵng hoặc thành phố Hồ Chí Minh.

Bước 5: Theo dõi tình trạng hồ sơ đã nộp tại cơ quan đăng ký

Trong quá trình thẩm định hồ sơ, có thể có những sai sót trong hồ sơ mà chủ thể đã chuẩn bị. Lúc này, Cục SHTT sẽ có thông báo bằng văn bản và chủ thể cần theo dõi để có thể kịp thời sửa đổi, bổ sung hồ sơ

Bước 6: Nộp phí và lệ phí đăng ký đầy đủ, đúng theo quy định của pháp luật.

Bước 7: Nhận văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Sau khi có kết quả đăng ký bảo hộ kiểu dang công nghiệp, Cục SHTT sẽ thông bảo cho chủ thể và chủ thể được cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

->>>> Tham khảo thêm : Đăng ký sáng chế

5/5 - (5 bình chọn)