Đăng Ký Thương Hiệu Độc Quyền 2024

  • Tác giả: admin |
  • Cập nhật: 19/03/2024 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 552 Lượt xem
5/5 - (3 bình chọn)

Hiện nay tại Việt Nam để bảo hộ được hàng hoá, sản phẩm mang thương hiệu của mình phải tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trừ nhãn hiệu nổi tiếng.

Tại bài viết Đăng ký thương hiệu độc quyền Công ty Luật Hoàng Phi sẽ tư vấn tới Quý vị về những thông tin cần thiết.

Đăng ký thương hiệu độc quyền là gì?

Thương hiệu độc quyền là một thuật ngữ không được giải thích rõ ràng trong Luật sở hữu trí tuệ nhưng trên thực tế thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi. Trong Luật sở hữu trí tuệ chỉ quy định đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu , tên thương mại, chỉ dẫn địa lý

Nhưng về cơ bản thì thương hiệu hay nhãn hiệu đều có tích chất giống nhau, nó đều có mục đích hướng đến để khách hàng nhận biết được sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu mình  đang cung cấp.

Vậy nên đăng ký thương hiệu là thủ tục hành chính của người sở hữu thương hiệu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác lập quyền sở hữu  của mình với một hàng hoá , dịch vụ. Và mục đích hướng tới để cho  hàng hoá, dịch vụ mang thương hiệu của mình được bảo vệ bởi pháp luật.

Lý sao phải đăng ký thương hiệu độc quyền

Ở Việt Nam cách duy nhất để một hàng hoá, dịch vụ mang thương hiệu của mình được bảo hộ phải đăng ký với cơ quan nhà nước trừ những trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng. Khi được cơ quan nhà nước bảo hộ thì sản phẩm hàng hoá, dịch vụ  cũng tránh được những trường hợp như sao chép, đánh cắp…

Hoặc nếu như những tính huống như sao chép, đánh cắp sảy ra thì cũng sẽ có cơ chế của pháp luật để xử phạt những hành vi vi phạm đó, nhằm bảo vệ thương hiệu, uy tín và chất lượng của sản phẩm trong mắt người tiêu dùng

Khi đi đăng ký thương hiệu độc quyền cũng là cách chứng minh quyền sở hữu của mình đối với hàng hoá, sản phẩm  mang thương hiệu của mình sáng tạo ra. Tránh những trường hợp, mặc dù trên thực tế những sản phẩm, dịch vụ  mang thương hiệu của mình những lại chưa đi đăng ký. Dễ gây ra những trường hợp kẻ xấu lợi dụng sao chép và đăng ký trước khi đó sẽ có những hậu quả khó lường.

Hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền?

Hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền gồm những giấy tờ sau:

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, tờ khai này cần hai bản đánh mãy theo mẫu tại Thông tư 01%F2007/TT – BKHCN. Tờ khai này sẽ có phần mô tả nhãn hiệu: chủ sở hữu phải mô tả được nhãn hiệu của mình , làm rõ các yếu tố như cấu thành, ý nghĩa tổng thế. Nhãn hiệu phải nếu có chữ  tượng hình thì phải được phiên âm, là ngôn ngữ nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt Nam….

– Mẫu nhãn hiệu kèm theo: Ở đây sẽ cần  05 mẫu. Lưu ý là mẫu kèm theo phải giống y hệt mẫu gián ảnh tại tờ khai từ kích thước cho đến màu sắc. Sẽ có quy định cụ thể về kích thước như: Mỗi thành phần trong nhãn hiệu không quá 80mm, không nhỏ hơn 8mm, tổng thể phải được trình bày trong khuôn mẫu có kích thước 80×80.

– Chứng từ nộp phí, lệ phí

Nếu đăng ký nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận thì cần thêm những giấy tờ sau:

– Quy chế sử dụng các loại nhãn hiệu này. Chủ thể sử dụng ở đây là số nhiều cho nên sẽ cần quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận

– bản thuyết trình về tính chất, đặc thù của sản phẩm mang nhãn hiệu

– Bản đồ khu vực địa lý trong một số trường hợp nhất định

– Nếu là đăng ký nhãn hiệu có chỉ  nguồn gốc địa lý, đặc sản của địa phương cần thêm văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương đó cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác để chỉ dẫn

Thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền

Hiện nay có hai hình thức đăng ký thương hiệu độc quyền: trực tiếp tại cơ quan nhà nước; nộp đơn trực tuyến thông qua mạng điện tử

Nhưng cả hai cách đều phải trải qua các bước sau:

Thứ nhất, tra cứu trước khi đăng ký: Trước khi nộp hồ sơ cần phải tiến hành thủ tục này  để xác định được những thương hiệu nào đã đăng ký trước có khả năng trùng lặp với mình. Có hai cách để tra cứu là tra cứu sơ bộ và tra cứu chính thức với mức độ chính xác khác nhau lần lượt vào khoảng 60% và 96%

Thứ hai, chuẩn bị hồ sơ: Quí vị cần chuẩn bị bộ hồ sơ như yêu cầu phía trên, Để tránh trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Qúy vị cần rà soát nhiều lần để đảm bảo rằng tuân thủ các quy định pháp luật về hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền.

Thứ ba: Nộp hồ sơ

Nếu cách thức nộp trực tiếp thì quý vị sẽ phải đến trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ  tại Hà Nội hoặc các văn phòng đại diện tại Hồ Chí Minh và Đà Nẵng ngoài ra còn có thể nộp qua đường bưu điện

Thì cách thức nộp trực tuyến sẽ qua mạng internet nhưng để có thể nộp hồ sơ Quí vị sẽ cần có chứng thứ số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản.

Từ những phân tích trên Công ty Luật Hoàng Phi mong rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Đăng ký thương hiệu độc quyền Nếu Quí vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ vào số điện thoại 0981378999 hoặc email: lienhe@tbtvn.org

->>>>>>> Tham khảo thêm : đăng ký bản quyền

5/5 - (3 bình chọn)