Thông báo là gì? Các loại thông báo?

  • Tác giả: Phạm Thị Kim Oanh |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 13535 Lượt xem
4.5/5 - (18 bình chọn)

Hiện nay một trong các loại văn bản hành chính thông dụng được sử dụng phổ biến nhất phải kể đến thông báo. Đây là một trong những phương thức đem lại thông tin đến cho các chủ thể

Qua bài viết Thông báo là gì? sẽ đem lại những thông tin hữu ích nhất về thông báo.

Thông báo là gì?

Thông báo là một loại văn bản hành chính thông dụng, được sử dụng để truyền tải nội dung của một tin tức,một sự kiện , một mệnh lệnh quản lý đơn giản hay thông tin nhanh những văn bản quan trọng của các cơ quan, tổ chức cho các đối tượng có liên quan biết hoặc thực thi

Với chức năng thông tin, báo chí  chuyền tải các thông tin cần thiết để các đối tượng có liên quan biết. Lưu ý, Trong mọi trường hợp thông báo không được  phép thay thế các văn bản pháp luật

Các loại thông báo?

 Có thể kể đến một số loại thông báo điển hình như sau:

– Thông báo truyền đạt chủ trương, chính sách, quyết định, chỉ thị của cấp trên cần

Đối với loại thông báo này cần phải đạt được nội dung như: tóm tắt lại nội dung cơ bản của chủ trương, chính sách, chỉ thị…; yêu cầu quán triệt, triên khai thực hiện và  nhắc lại tên văn bản cần truyền đạt hoặc mục đích, chủ trương cần truyền đạt;

– Thông báo về kết quả các hội nghị, cuộc họp

Đối với loại thông báo này cần nêu được các thông tin về thời gian, địa điểm; tóm tắt được nội dung của hội nghị, cuộc họp; tóm tắt các quyết định, nghị quyết của cuộc họp nếu có; nhắc lại và nhấn mạnh thông tin đã thông báo

– Thông báo về sự thay đổi trong hoạt động của bộ máy quản lý, lãnh đạo; thay đổi cơ quan chủ quản; thay đổi phạm vi hoạt động; địa giới hành chính…

– Thông báo về nhiệm vụ được giao

Đối với loại thông báo này cần ghi ngắn gọn những nội dung cần triển, thực hiện. Còn nếu thông báo về thông tin hoạt động thì nêu rõ nội dung hoạt động quản lý, lý do tiến hành và thời gian tiến hành hoạt động đó.

>>>>> Công văn là gì?

Nội dung thông báo thường là gì?

Thông báo là một văn  bản thông tin về các hoạt động của cơ quan, tổ chức như một hoặc nhiều vấn đề trong hoạt động của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật; trong một số hoạt động đang thực hiện hoặc dự kiến xảy ra; kế hoạch mới, đề xuất mới lên  cấp trên hoặc kế hoạch điều động nhân sự…

Thông báo thường có những nội dung chính sau:

– Thông báo về một sự kiện, một tin tức

Khi có sự kiện, tin tức  xảy ra  để đưa đến thông tin nhanh nhất đến các chủ thể nhất định sẽ ra văn bản thông báo.

Ví dụ trong một kỳ thi khi có kết qả sẽ ra thông báo kết quả của kỳ thi, hoặc trong cuộc họp sẽ ra thông báo về kết quả của một cuộc họp; Một sự kiện có thể kể đến như thông báo đăng ký tham gia sinh viên tình nguyện

– Thông báo về các quan hệ trong hoạt động của bộ máy quản lý và lãnh đạo

Ví dụ như thông báo thay đổi cơ quan chủ quản, thông báo về việc bổ nhiệm lại các chức danh lãnh đạo của cơ quan, tổ chức

Từ mục đích sử dụng của văn bản thông báo như trên, có thể nhận thấy những điểm tương đồng về vai trò sử dụng giữa thông báo với một số văn bản khác. Khi soạn thảo văn bản hành chính thông dụng để hỗ trợ cho hoạt động quản lý, người soạn thảo cần có những kỹ năng phân biệt

Và  phần tiếp theo của bài viết Thông báo là gì?  sẽ chuyển sang phần so sánh hai loại văn bản là công văn và thông báo

>>>>> Quyết định là gì?

Cách viết thông báo như thế nào?

Cách viết thông báo sẽ được thực hiện như sau:

1. Xây dựng bố cục thông báo:

Thông báo để đúng quy định pháp luật về hình thức, nội dung đầy đủ, chính xác cần lưu ý đến các yếu tố:

– Thông báo cần có Quốc hiệu và tiêu ngữ.

– Trên thông báo cần thể hiện rõ địa danh và ngày tháng năm ra thông báo.

– Nội dung thông báo từ cơ quan thông báo.

– Tiêu đề thông báo cần tóm tắt được nội dung trong thông báo

– Thể hiện chi tiết vấn đề cần thông báo trong nội dung thông báo.

– Cuối thông báo cần có chữ Ký đóng dấu cơ quan.

– Xác định rõ nơi nhận thông báo

2. Cách viết nội dung thông báo:

– Để bố cục thông báo được rõ ràng, người soạn thông báo nên chia nội dung thông báo thành từng ý cho vấn đề khác nhau.

– Ví dụ: Với các thông báo liên quan đến lĩnh vực giáo dục, thông báo cho các thí sinh trúng tuyển biết để tập trung dự khóa học đúng thời gian, địa điểm. Ngoài ra phần kết thúc không yêu cầu lời lẽ xã giao kiểu công văn hoặc xác định trách nhiệm thi hành như văn bản pháp quy.

– Lưu ý phần đại diện ký thông báo: Trong phần cuối cùng của thông báo sẽ không bắt buộc phải là thủ trưởng cơ quan, mà các trưởng phó phòng ban có trách nhiệm về các lĩnh vực trên như: phòng giáo vụ, đào tạo ở các trường, văn phòng hay phòng tổ chức, phòng hành chính… ở các cơ quan được quyền ký và trực tiếp thông báo dưới danh nghĩa thừa lệnh thủ trưởng cơ quan.

So sánh công văn và thông báo

Trường hợp sử dụng thông báo cũng rất gần gũi với dùng công văn để thông báo. Tuy nhiên hai loại văn bản này có những điểm khác biệt. Sự phân biệt thể hiện ở mức độ phổ cập của vấn đề cần thông báo và nội dung thông báo. Đối tương của thông báo thường rất rộng.

Và hình thức trình bày cũng khác nhau: Thông báo có tên gọi rõ ràng còn công văn thì không có phần tên gọi; thông báo không có phần kính gửi còn công văn thù ngược lại; thông báo không ghi cơ quan hay cá nhân ở đầu văn bản như đối với công văn trao đổi

– Thông báo được dùng khi mối quan tâm chủ yếu hướng vào thông tin cần truyền đạt; không hoặc rất ít quan tâm đến việc thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa người thông báo và người nhận thông báo. Trong khi đó thì công văn lại luôn chú ý  trong mối quan hệ này

– Phạm vi phổ biến của thông báo rộng và có thể không chỉ nhằm vào những đối tượng xác định như công văn. Công văn lại nhằm vào những đối tượng xác định chính vì vậy trong cách thức trình bày của công văn luôn có  phần kính gửi.

Nếu sử dụng thông báo thì chỉ cần quan tâm đến việc cung cấp cho người đọc thông tin nhất định mà chủ thể ban hành hướng đến, thông tin này là hoàn toàn cho ý chí lựa chọn của cả hai bên.

Còn nếu sử dụng công văn thì ngoài nội dung trên, người soạn thảo công văn còn thể hiện mong muốn  nhận được sự hợp tác của người nhận công văn

Trong nhiều trường hợp nhất định, thông báo không nhất thiết phải có đối tượng cụ thể mà có thể được gửi tới tất cả các đối tượng cần thiết và có thể được niêm yết tại nơi công cộng, đăng trên cả các phương tiện truyền thông và thông tin đại chúng và ai cũng có thể biết

Nếu đối với công văn thì chỉ gửi đến những nơi mà các cơ quan ban hành công văn cho rằng có nhu cầu sử dụng hoặc hợp tác  giữa các bên với nhau.

Từ những phân tích trên chúng tôi mong rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết về Thông báo là gì? Nếu Quí vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết mẫu thông báo hoặc thông báo vui lòng liên hệ vào số điện thoại 1900 6557.

>>>>> Tham khảo thêm: văn bản thông báo là gì?

4.5/5 - (18 bình chọn)