Chủ nghĩa Mác Lênin gồm mấy bộ phận cấu thành?

  • Tác giả: Ngô Linh Trang |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 4440 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Chủ nghĩa Mác Lênin gồm mấy bộ phận cấu thành? Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp làm rõ thắc mắc. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo:

Khái niệm chủ nghĩa Mác Lê-nin

Chủ nghĩa Mác – Lênin “là hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học của C.Mác, Ph.Ănghen và sự phát triển của V.I.Lênin; là sự kế thừa và phát triển những giá trị của lịch sử tư tưởng nhân loại, trên cơ sở thực tiễn của thời đại; là thế giới quan, phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng Nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người.

Chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời như thế nào?

Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX, khi mà chủ nghĩa tư bản ở châu Âu đang trên đà phát triển mạnh mẽ đã tạo ra những điều kiện kinh tế – chính trị – xã hội thuận lợi cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác. Đặc biệt, sự xuất hiện giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử và cuộc đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp này là một trong những điều kiện chính trị – xã hội quan trọng nhất cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác. Trong thời kỳ này, nhiều phát minh khoa học mang tính vạch thời đại xuất hiện. Những phát minh khoa học này không chỉ làm bộc lộ rõ tính hạn chế của phương pháp tư duy siêu hình mà còn tạo ra cơ sở khoa học để khắc phục phương pháp tư duy siêu hình này. Đồng thời, chúng cũng cung cấp những cơ sở khoa học cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác. Chủ nghĩa Mác ra đời còn là kết quả của sự kế thừa có chọn lọc, tiếp thu có phê phán toàn bộ những tinh hoa trong lịch sử tư tưởng của nhân loại từ cổ đại đến thời đại của C.Mác (1818-1883) và Ph.Ăngghen (1820-1895), nhưng trực tiếp nhất là triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị cổ điển Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác còn là kết quả của các yếu tố chủ quan của C.Mác và Ph.Ăngghen, như: tình yêu thương những người lao động, tinh thần hy sinh không mệt mỏi vì sự nghiệp giải phóng họ, niềm tin sâu sắc vào lý tưởng cách mạng của giai cấp công nhân, cùng sự thông minh…

Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác được V.I.Lênin bổ sung, phát triển trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, khoa học về thế giới vi mô phát triển và chủ nghĩa xã hội hiện thực được xây dựng ở nước Nga Xô viết, mở ra giai đoạn phát triển mới của chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ nghĩa Mác – Lênin là một học thuyết khoa học và cách mạng, bởi nó phản ánh đúng quy luật khách quan vận động của lịch sử và đấu tranh xóa bỏ mọi hình thức nô dịch người, xây dựng một xã hội mà ở đó không còn người bóc lột người, người đàn áp người, người nô dịch người và sự tự do của mỗi người là điều kiện cho sự tự do của tất cả mọi người.

Chủ nghĩa Mác Lê-nin gồm mấy bộ phận cấu thành?

Chủ nghĩa Mác – Lênin bao gồm ba bộ phận cấu thành là: Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học.

– Triết học Mác – Lênin

Triết học Mác – Lênin là khoa học khái quát những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; đem lại cho con người thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn, khoa học để nhận thức và cải tạo thế giới. Triết học Mác – Lênin với ba nội dung cơ bản là: Chủ nghĩa duy vật biện chứng; phép biện chứng duy vật và Chủ nghĩa duy vật lịch sử.

– Kinh tế chính trị Mác-Lênin

Kinh tế chính trị Mác-Lênin là khoa học nghiên cứu quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất của cải vật chất của xã hội. Nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, chỉ rõ bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa; những quy luật kinh tế chủ yếu hình thành, phát triển và đưa chủ nghĩa tư bản tới chỗ diệt vong. Nghiên cứu những quy luật phát triển của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, xây dựng một xã hội không có áp bức, bất công, vì tự do, ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Kinh tế chính trị học Mác- Lênin gồm 2 nội dung chủ yếu: Lý luận về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; Dự báo về một số đặc điểm của nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa.

– Chủ nghĩa xã hội khoa học

Nội dung cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học là nghiên cứu: Sứ mệnh lịch sử của giai nhân cấp công nhân và cách mạng xã hội chủ nghĩa; Những vấn đề chính trị xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa; Chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng.

Triết học Mác – Lênin nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; xây dựng thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiền cách mạng.

Trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận triết học, kinh tế học chính trị Mác – Lênin nghiên cứu những quy luật kinh tế của xã hội, đặc biệt là những quy luật kinh tế của quá trình ra đời, phát triển, suy tàn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự ra đời, phát triển của phương thức sản xuất mới – phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.

Chủ nghĩa xã hội học là kết quả tất nhiên của sự vận dụng thế giới quan, phương pháp luận triết học và kinh tế học chính trị Mác – Lênin vào việc nghiên cứu làm sáng tỏ những quy luật khách quan của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa — bước chuyển biến lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và tiến tới chủ nghĩa cộng sản.

Ba bộ phận lý luận cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin có đối tượng nghiên cứu cụ thể khác nhau nhưng đều nằm trong một hệ thống lý luận khoa học thống nhất – đó là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người.

Sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin trong các giai đoạn lịch sử

Thứ nhất: Trong thời kỳ trước “đổi mới, cải cách, cải tổ”

Các nhà lý luận của chủ nghĩa xã hội, đứng đầu là các nhà lý luận Xô Viết đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin trên tất cả ba bộ phận triết học; kinh tế – chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học. Họ đã cụ thể hóa và làm giàu thêm những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin bằng thực tiễn đấu tranh giải phóng giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực ở một loạt nước xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, họ cũng đã kiên quyết đấu tranh bác bỏ những sự xuyên tạc, vu khống ác ý đối với chủ nghĩa Mác – Lênin. Tuy nhiên, sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin ở các nước xã hội chủ nghĩa nói chung, ở Liên Xô nói riêng trước đổi mới, cải cách, cải tổ ít nhiều đã bị giáo điều. Chính vì vậy, mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực trước đổi mới, cải cách, cải tổ có những biểu hiện giáo điều, xơ cứng, bảo thủ, chậm đổi mới.

Thứ hai: Trong thời kỳ “đổi mới, cải cách, mở cửa”

Trong thời kỳ đổi mới, cải cách, mở cửa, Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Trung Quốc, cùng một số Đảng Cộng sản khác đã vận dụng, bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện thực tiễn mỗi nước. Trên cơ sở nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam với 8 đặc trưng, trong đó đặc trưng “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” vừa là đặc trưng thứ nhất vừa là mục tiêu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam. Trung Quốc đã xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Chủ nghĩa xã hội vẫn tiếp tục được xây dựng ở Cu Ba, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào… Vì vậy, chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn tồn tại và phát triển, vẫn là thế giới quan, phương pháp luận khoa học của hàng triệu triệu con người tiến bộ trên trái đất.

Trên đây, Luật Hoàng Phi đã có những chia sẻ giúp Quý vị giải đáp thắc mắc Chủ nghĩa Mác Lênin gồm mấy bộ phận cấu thành?. Chúng tôi rất mong những chia sẻ mang tính tổng hợp này đã giúp Quý vị có thêm thông tin hữu ích khi tìm hiểu, học tập về chủ nghĩa Mác Lênin.

5/5 - (6 bình chọn)

Một cốc là bao nhiêu aoxơ?

Cập nhật: 04/03/2024

Mbti là gì?

Cập nhật: 04/03/2024

Pồ cô sịp pồ là gì?

Cập nhật: 04/03/2024