Tại sao người ta nói để phát triển kinh tế văn hóa miền núi giao thông vận tải phải đi trước một bước?

  • Tác giả: My Ly |
  • Cập nhật: 25/05/2022 |
  • Giáo dục |
  • 2569 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Câu hỏi:

Tại sao người ta nói để phát triển kinh tế văn hóa miền núi giao thông vận tải phải đi trước một bước?

Trả lời:

Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nước ta. Hệ thống núi chạy dọc bên bờ Biển Đông, kéo dài trên 1 400 km từ biên giới Việt – Trung đến Đông Nam Bộ. Các dãy núi lan ra sát biển thu hẹp diện tích đồng bằng.

Các dãy núi nước ta có hai hướng chính: hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung. Hệ thống núi ở nước ta có sự phân bậc rõ ràng, trong đó đồi núi thấp chiếm ưu thế với 60% diện tích cả nước, núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm khoảng 1%. Những vùng núi cao địa hình rất hiểm trở, lắm đèo dốc như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên,… Núi cao chủ yếu phân bố ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và miền Trung nước ta. Các dãy núi cao điển hình ở nước ta : Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn,…

Việc phát triển kinh tế văn hóa là ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển của nước ta. Để phát triển kinh tế văn hóa miền núi giao thông vận tải phải đi trước một bước vì cơ sở hạ tầng giao thông là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế – văn hóa. Mà ở các vùng miền núi thường gặp trở ngại về địa hình. Khi giao lưu, phát triển kinh tế với các vùng đồng bằng hay vùng kinh tế trọng điểm sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Giao thông vận tải ở miền núi được phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi vốn với đồng bằng. Nhờ thế sẽ giúp phá được thế “cô lập”, “tự cấp tự lúc” của nền kinh tế miền núi.

Ngoài ra, các tài nguyên khoáng sản chủ yếu tập trung ở vùng núi. Nếu tình hình giao thông được cải thiện sẽ giúp cho việc khai thác khoáng sản được thuận lợi hơn. Các tài nguyên thế mạnh to lớn khác như cũng được khai thác triệt để.

Từ đó, các nông, lâm trường được hình thành, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp, đô thị. Việc này cũng thúc đẩy sự thu hút dân cư từ các vùng đồng bằng lên miền núi phát triển.

Như vậy, việc phát triển giao thông vận tải sẽ thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở miền núi. Các hoạt động dịch vụ (kể cả văn hóa, giáo dục, y tế) cũng có điều kiện phát triển.

5/5 - (6 bình chọn)