Principal contract là gì?

  • Tác giả: Phạm Thị Kim Oanh |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 3457 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Principal contract là một trong những loại hợp đồng ngày càng phổ biến trong các giao dịch kinh doanh hiện nay. Tuy nhiên, việc sử dụng hợp đồng này khi nào? Hay tác dụng khi sử dụng loại hợp đồng này.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ trình bày một số nội dung liên quan tới vấn đề: Principal contract là gì?

Principal contract là gì?

Principal contract có nghĩa tiếng Việt là hợp đồng nguyên tắc.

Hiện nay, Principal contract là gì? chưa được làm rõ trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, về cơ bản hợp đồng nguyên tắc bằng tiếng Anh được định nghĩa, cụ thể:

Principal contract is a type of record recording specific agreements on the content of rights and obligations of the parties. In particular, the content of the agreement related to the arising transactions or information as an offcial contract but except for the terrms of goods and servicers, it will be specified in the appendix.

Hợp đồng nguyên tắc là một loại biên bản ghi nhận sự thỏa thuận chi tiết cụ thể về nội dung về quyền và nghĩa vụ của các bên. Trong đó, nội dung được thỏa thuận liên quan đến những giao dịch phát sinh hoặc những thông tin như một hợp đồng chính thức, trừ những điều khoản về hàng hóa, dịch vụ thì sẽ quy định trong phụ lục.

Giá trị ràng buộc của Hợp đồng nguyên tắc

– Các bên có thỏa thuận về khả năng ràng buộc hay không. Hợp đồng là sự tự do thỏa thuận với ý chí tự nguyện, do đó, các bên có quyền xác lập sự ràng buộc hoặc không, các điều kiện ràng buộc và điều kiện được giải phóng khỏi sự ràng buộc, mức độ ràng buộc…

– Trên thực tế, cung cấp dịch vụ soạn thảo hợp đồng, những người có chuyên môn sẽ soạn thảo nhiều hợp đồng với quy mô khác nhau nhưng bên không thỏa thuận về sự ràng buộc. Nghĩa là các quy định trong hợp đồng chỉ giả định về các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên, nhưng các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đó không áp đặt lên các bên, không có giá trị trên thực tế. Thực chất bản hợp đồng chỉ mang giá trị tinh thần, biểu đạt ý chí, nguyện vọng của mỗi bên mà không nhằm xác lập sự ràng buộc pháp lý. Do đó, bất kỳ bên nào cũng có thể từ bỏ hợp đồng mà không chịu trách nhiệm nào.

– Trong một số trường hợp khác, các bên đặt ra các điều kiện về hành động hoặc về thời gian để các quy định hợp đồng có ràng buộc pháp lý.

– Theo kinh nghiệm thực tế, nếu một bản hợp đồng không có bất kỳ thỏa thuận nào về tính ràng buộc thì nó sẽ có ràng buộc. Nếu trong hợp đồng quy định rõ ràng về việc không ràng buộc hoặc có điều kiện ràng buộc thì các bên sẽ thực hiện theo thỏa thuận đó.

– Hợp đồng có hiệu lực hay không, cần xem nó có trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam hay không. Một bản hợp đồng nguyên tắc, cho dù các bên có thỏa thuận về tính ràng buộc hay không, nhưng nếu trái pháp luật, đi ngược với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật thì đều không có giá trị.

Các trường hợp nên sử dụng Hợp đồng nguyên tắc

– Khi các điều kiện cho một giao dịch chính thức và cụ thể chưa chín muồi, nhưng các bên cần có sự thỏa thuận, xác lập các cam kết về dự định giao dịch và điều kiện giao dịch trước vì các lý do khác nhau.

– Các bên có nhiều giao dịch hoặc giao dịch giữa các bên cần thực hiện trong nhiều lần, mỗi lần có thể phát sinh những điều kiện, nội dung khách nhau.

– Khi cần chứng minh về sự tồn tại của mối quan hệ tin cậy giữa hai bên với bên thứ ba.

Những điểm lưu ý khi ký kết hợp đồng nguyên tắc

– Cần đảm bảo chính xác tính thực thi trong hợp đồng:

Hợp đồng nguyên tắc thực chất là một loại hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại thông thường. Do đó, nó cần tuân thủ theo quy định của pháp luật Dân sự cũng như pháp luật Thương mại.

– Nội dung hợp đồng cần đảm bảo tính nguyên tắc:

Khi xây dựng một hợp đồng nguyên tác, các bên cần tôn trọng “tính nguyên tắc” của hợp đồng. Nội dung của hợp đồng dựa trên đối tượng hợp đồng để thiết lập các hướng dẫn và nguyên tắc để thực hiện các giao dịch cụ thể có tính chất tương tự để giảm thiểu thủ tục, thời gian và chi phí.

– Đẩy mạnh tính hiệu quả của “nguyên tắc”:

Đối với một hợp đồng kinh tế thông thường, các bên phải thống nhất nhiều loại thỏa thuận và thủ tục khác nhau như đặt hàng, giao hàng, giao kết quả, thời điểm thanh toán, thanh lý. Tuy nhiên, khi xác định được chính xác các nhu cầu để đi đến giao dịch thì các thỏa thuận này cần được rút ngắn để tiết kiệm công sức, tiền bạc và thời gian cho các bên.

– Hợp đồng nguyên tắc xây dựng trên mẫu có sẵn thường không đạt hiệu quả:

Hợp đồng do bên nào cung cấp sẽ có lợi hơn cho bên đó. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần lưu ý rằng trong một số trường hợp quyền của bên được cấp hợp đồng sẽ chịu thiệt thòi. Đó là trường hợp mẫu hợp đồng nguyên tắc không có những điều khoản rõ ràng, thì bên ký kết theo hợp đồng sẽ ít nhiều chịu nhiều bất lợi hơn.

Như vậy, Principal contract là gì? Đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng trình bày những quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề hợp đồng nguyên tắc.

5/5 - (6 bình chọn)