Ở giữa của nam á là miền địa hình?

  • Tác giả: Nguyễn Nam |
  • Cập nhật: 25/05/2022 |
  • Giáo dục |
  • 1276 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Nam Á là khu vực thuộc miền nam của châu Á, gồm các quốc gia hạ Himalaya và lân cận. Vậy giữa của nam á là miền địa hình?

Câu hỏi:

Ở giữa của nam á là miền địa hình?

A.Hệ thống dãy Hi-ma-lay-a.

B.Sơn nguyên Đê-can.

C.Dãy Gác Đông và Gác Tây.

D.Đồng bằng Ấn-Hằng.

Đáp án đúng D.

Ở giữa của nam á là miền địa hình đồng bằng Ấn-Hằng nằm giữa chân núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can, đồng bằng Ấn-Hằng rất rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000 km, bề rộng từ 250 km đến 350 km.

Lý giải việc chọn đáp án D là đáp án đúng do:

Nam Á (còn gọi là tiểu lục địa Ấn Độ) là thuật ngữ dùng để chỉ khu vực miền nam của châu Á, gồm các quốc gia hạ Himalaya và lân cận.

Về mặt địa hình, mảng Ấn Độ chi phối Nam Á, nằm về phía nam dãy Himalaya và Hindu Kush. Nam Á có Ấn Độ Dương bao quanh ở phía nam, còn trên đất liền thì giáp với Tây Á, Trung Á, Đông Á và Đông Nam Á.

Nam Á bao gồm các lãnh thổ hiện tại của Afghanistan, Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri Lanka.

Nam Á có ba miền địa hình khác nhau :

+ Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bắc – đông nam dài gần 2600 km, bề rộng trung bình từ 320 – 400 km. Đây là ranh giới khí hậu quan trọng giữa hai khu vực Trung Á và Nam Á.

Về mùa đông, Hi-ma-lay-a có tác dụng chắn khối không khí lạnh từ Trung Á tràn xuống, làm cho Nam Á ấm hơn miền Bắc Việt Nam là nơi có cùng vĩ độ. Về mùa hạ, gió mùa tây nam từ Ấn Độ Dương thối tới, gây mưa lớn trên các sườn núi phía nam.

+ Phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.

+ Nằm giữa chân núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can là đồng bằng Ấn-Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000 km, bề rộng từ 250 km đến 350 km.

5/5 - (5 bình chọn)