Điều ước quốc tế là gì? Đặc điểm của điều ước quốc tế?

  • Tác giả: Phạm Thị Kim Oanh |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 9511 Lượt xem
4.4/5 - (9 bình chọn)

Điều ước quốc tế là một trong những văn bản mà quốc gia sử dụng phổ biến và hiệu quả trong việc thiết lập những mối quan hệ đối ngoại. Theo đó, điều ước quốc tế có vai trò không nhỏ trong một số quốc gia nếu phát sinh sự xung đột về quy định pháp luật quốc tế – pháp luật quốc gia. Vậy điều ước quốc tế đươc hiểu như thế nào?;đặc điểm và vai trò của điều ước quốc tế ra sao?

Dưới đây, tổng đài 1900 6557 sẽ cùng quý vị tìm ra lời giải đáp của những câu hỏi điều ước quốc tế là gì theo quy định mới nhất hiện hành.

Điều ước quốc tế là gì?

Điều ước quốc tế là một văn bản ghi nhận sự thỏa thuận quốc tế, đây là văn bản làm thay đổi hoặc phát sinh, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các nước theo quy định pháp luật quốc tế, nhưng không phụ thuộc là công ước, hiệp ước, thỏa thuận, văn kiện.

Đặc điểm của điều ước quốc tế?

Về cơ bản điều ước quốc tế có đặc điểm sau đây:

– Đối với chủ thể:

Chủ thể ở đây bao gồm là quốc gia hoặc một tổ chức quốc tế nào đó và những chủ thể khác Luật quốc tế.

– Đối với hình thức:

+ Điều ước quốc tế hiện tại chỉ tồn tại ở hình thức văn bản ghi nhận trên giấy tờ, tài liệu

+ Về tên gọi của điều ước quốc tế đa dạng như: hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước,.. Tuy nhiên tên gọi này sẽ phụ thuộc từ sự thỏa thuận giữa các bên.

+ Cấu trúc của một điều ước quốc tế đều giống nhau, cụ thể bao gồm: Phần lời nói đầu, nội dung cơ bản, phần cuối cùng và phần phụ lục.

+ Ngôn ngữ: Thực tế thì điều ước quốc tế sẽ được soạn thảo dùng ngôn ngữ của cả hai bên hoặc do thỏa thuận (nếu có).

Tuy nhiên, trong trường hợp nếu là điều ước quốc tế  đa phương phổ cập thì văn bản sẽ được soạn thảo bằng ngôn ngữ chính thức trong Liên hợp quốc ví dụ như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp,…

– Đối với nội dung:

Ghi nhận những nguyên tắc hoặc quy phạm pháp luật về quyền – nghĩa vụ các bên tham gia ký kết. Theo đó, những nguyên tắc hoặc các quy phạm này có sự ràng buộc lẫn nhau, nhưng được xây dựng do các bên thỏa thuận và hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng

– Về phân loại:

Hiện tại điều ước quốc tế có thể được phân loại thành các loại tùy thuộc vào căn cứ cơ sở khác nhau, cụ thể như sau:

+ Phân loại dựa vào số lượng chủ thể tham gia để ký kết, bao gồm:

Điều ước quốc tế song phương

Điều ước quốc tế song phương

+ Phân loại dựa vào chủ thể điển hình là:

Quốc gia – quốc gia

Quốc gia – tổ chức quốc tế

Tổ chức quốc tế – tổ chức quốc tế

Tổ chức quốc tế – chủ thể đặc biệt

+ Phân loại dựa vào phạm vi áp dụng:

Điều ước khu vực

Điều ước phổ cập

Điều ước song phương

+ Dựa vào lĩnh vực tham gia điều chỉnh điển hình ví dụ là:

Điều ước về kinh tế

Điều ước quốc tế về chính trị

– Thẩm quyền ký trong điều ước quốc tế:

+ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

+ Nguyên thủ quốc gia

+ Đại diện của quốc gia trong tổ chức quốc tế, hội nghị quốc tế

+ Người đứng đầu chính phủ

Ngoài ra còn có đại diện được ủy quyền.

Phân loại Điều ước quốc tế

Có thể phân chia điều ước quốc tế thành nhiều loại trên cơ sở các căn cứ khác nhau, nhìn chung việc phân loại thường dựa vào các cơ sở sau:

– Căn cứ vào số lượng các bên tham gia kí kết: Điều ước quốc tế đa phương, điều ước quốc tế song phương.

– Căn cứ vào lĩnh vực điều chỉnh: Điều ước về chính trị, điều ước về kinh tế, điều ước quốc tế về quyền con người, điều ước quốc tế về các lĩnh vực hợp tác…

– Căn cứ loại chủ thể tham gia điều ước: Điều ước quốc tế được kí kết giữa các quốc gia, điều ước quốc tế được kí kết giữa quốc gia – tổ chức quốc tế, điều ước quốc tế được kí kết giữa tổ chức quốc tế – tổ chức quốc tế, điều ước quốc tế được kí kết giữa quốc gia, tổ chức quốc tế, chủ thể đặc biệt…

– Căn cứ vào phạm vi áp dụng: Điều ước song phương, điều ước khu vực, điều ước phổ cập.

Ví dụ về điều ước quốc tế

Dưới đây là một số ví dụ về điều ước quốc tế:

– Điều ước quốc tế đa phương:

+ Công ước Berne ( về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật) – năm 1971

+ Thỏa ước Madrid (về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa)

+ Văn kiện thỏa ước Madrid (về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa)

– Điều ước quốc tế song phương:

+ Hiệp định thương mại và hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Liên bang Thụy sỹ( năm 1993)

+ Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kỳ (năm 2001)

Vai trò của điều ước quốc tế

– Được áp dụng điều chỉnh các mối quan hệ trong quốc tế: Thực tế thì điều ước quốc tế chỉ cần thỏa thuận sau đó được ký kết từ các chủ thể tham gia là được hình thành và được áp dụng nhanh, từ đó kịp thời áp dụng điều chỉnh các mối quan hệ trong quốc tế.

– Đóng vai trò quan trọng trong một số nước thuộc từ dòng họ Civil Law: Bởi khi có sự xung đột mâu thuẫn giữa pháp luật quốc tế và pháp luật trong nước thì được ưu tiên áp dụng. Vì đối với nước có hệ thống nguồn luật Civil law đa số luật thành văn được soạn thảo do cơ quan hành pháp, cơ quan lập pháp,…theo đó hệ thống luật có tính khái quát hơn và được áp dụng trong thực tiễn.

Ví dụ: Tại một số nước – thuộc dòng họ Civil law, điển hình là Pháp họ quy định rõ Điều ước quốc tế được ưu tiên và áp dụng phổ biến hơn so với pháp luật quốc gia sở tại đối với pháp luật thành văn

Do đó, hiện nay hệ thống pháp luật hành văn được sử dụng phổ biến, chi tiết, rõ ràng nên được áp dụng trực tiếp

– Theo nguyên tắc của Điều ước quốc tế thì cần phải soạn thảo phù hợp với pháp luật của quốc tế. Cùng với đó,trước khi ký kết điều ước thì hầu hết điều ước này phù hợp với hiến pháp của quốc gia, nếu trái với quy định quốc gia thì có thể sửa đổi hiến pháp quốc gia. Theo đó,sau khi ký kết điều ước quốc tế thì thực tiễn có thể áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế mà không cần phải nghị định hướng dẫn nào khác.

– Theo một trong những nguyên tắc khi ký kết Điều ước quốc tế dựa trên sự tự nguyện, bình đẳng và tận tâm. Nhưng thực tế vẫn có một số quốc gia không tham gia việc ký kết nhưng vẫn thực hiện theo những quy định về nghĩa vụ của Điều ước quốc tế. Điều này chứng tỏ rằng Điều ước quốc tế được coi là cách xử sự chung được áp dụng phổ biến.

Trên đây, là toàn bộ nội dung giải đáp cho những câu hỏi điều ước quốc tế là gì? Và những vấn đề liên quan như đặc điểm, vai trò. Mọi vấn đề còn vướng mắc mời quý vị liên hệ lại tới tổng đài tư vấn trực tuyến 1900 6557 để được giải đáp nhanh nhất.

4.4/5 - (9 bình chọn)