Chi phí dự phòng là gì?

  • Tác giả: My Ly |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 4361 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Trong lĩnh vực xây dựng, các khoản dự toán là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện dự án xây dựng. Trong đó, chi phí dự phòng được xác định là một phần không thể thiếu khi khởi động mỗi dự án.

Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến chi phí dự phòng là gì?.

Chi phí dự phòng là gì?

Chi phí dự phòng là một phần của các chi phí được tính toán đưa vào xây dựng, chi phí dự phòng được xác định là để trách những chi phí phát sinh không cần thiết, đảm bảo được chi phí, nguồn vốn lưu động để xây dựng.

Loại chi phí này được tạo ra để đánh giá quá trình phát sinh, giúp các nhà thầu và nhà đầu tư dự trù được tối ưu các loại chi phí.

Các loại chi phí dự phòng

Để giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về chi phí dự phòng là gì? Chúng tôi tiếp tục chia sẻ về các loại chi phí dự phòng.

Tại điểm g khoản 2 Điều 5 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định các loại chi phí dự phòng như sau: “ Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án”.

Chi phí dự phòng là một phần riêng biệt trong tất cả các loại chi phí được tính, bao gồm:

– Yếu tố trượt giá trong công trình xây dựng;

– Giá tăng giảm của các vật liệu xây dựng;

– Chi phí nhân công phát sinh;

– Các chi phí phát sinh khác.

Cách xác định chi phí dự phòng

Đối với mỗi dự án xây dựng, nhà thầu và chủ đầu tư đều xác định các chi phí xây dựng được tính qua nhiều công thức để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và đủ chi phí xây dựng.

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 9 Thông tư 19/2019/TT-BXD thì chi phí dự phòng được xác định như sau:

– Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.

– Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở thời gian xây dựng công trình, thời gian thực hiện gói thầu, kế hoạch thực hiện dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kế hoạch bố trí vốn và chỉ số giá xây dựng (tính bằng tháng, quý, năm) phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.

– Đối với dự án có nhiều công trình hoặc dự án đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì chi phí dự phòng trong dự toán xây dựng (tổng dự toán) là tổng chi phí dự phòng của các công trình hoặc các gói thầu xây dựng và chi phí dự phòng còn lại của dự án chưa phân bổ vào từng công trình, gói thầu xây dựng thuộc dự án. Chi phí dự phòng phân bổ cho từng công trình đối với dự án có nhiều công trình hoặc các gói thầu xây dựng đối với dự án đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được xác định dựa trên tính chất công việc, độ dài thời gian thực hiện công việc, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thực tế và các yếu tố khác. Việc quản lý chi phí dự phòng thực hiện theo quy định của Pháp luật.

Chi phí dự phòng được tính dựa trên các công thức và các yếu tố khác ảnh hưởng đến dự án đầu tư xây dựng. Các yếu tố thường được đề cập để tính chi phí dự phòng là:

– Tổng thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng;

– Vốn đầu tư trước dự phòng được thực hiện theo kế hoạch;

– Số thứ tự năm phân bố xây dựng;

– Số lãi của các khoản vay vốn thực hiện dự án;

– Giá trị dự toán xây dựng dự án trước chi phí dự phòng;

– Mức biến động chỉ số xây dựng bình quân theo thời gian xây dựng so với mức độ trượt giá bình quân.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến chi phí dự phòng là gì? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

5/5 - (5 bình chọn)