Bản sắc thương hiệu là gì?

  • Tác giả: My Ly |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 936 Lượt xem
5/5 - (7 bình chọn)

Mỗi doanh nghiệp khi phát triển các sản phẩm hay loại hình dịch vụ đều rất quan tâm, coi trọng đến việc gây dựng thương hiệu, bởi lẽ bản sắc thương hiệu là một trong những nét văn hóa mà doanh nghiệp sẽ theo đuổi trong suốt quá trình hoạt động của mình.

Vậy Bản sắc thương hiệu là gì? Qua nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về vấn đề này.

Khái quát về thương hiệu?

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa cho thương hiệu, nhưng theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới thì:

“ Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ với dấu hiệu của doanh nghiệp gắn lên bề mặt sản phẩm dịch vụ nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ. Thương hiệu là một tài sản vô hình quan trọng và đối với các doanh nghiệp lớn, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp chiếm một phần đáng kể trong tổng giá trị của doanh nghiệp.”

Ngoài ra, thương hiệu còn có thể là một tên gọi, một từ ngữ hay một dấu hiệu mang tính biểu tượng nhằm xác định một sản phẩm hay một dịch vụ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp dịch vụ, qua đó để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của những nhà sản xuất khác trên thị trường.

Về quá trình hình thành thương hiệu thì có thể thấy bất cứ một thương hiệu nào được gây dựng lên cũng sẽ trải qua 4 giai đoạn chính, đó là:

Giai đoạn 1: Hình thành thương hiệu

Đây được xem là bước đầu tiên để xây dựng một thương hiệu. Về bản chất thương hiệu không phải là hàng hóa, dịch vụ mà chính là lời cam kết của nhãn hàng đến người tiêu dùng. Lời cảm kết đó có thể xuất phát từ tính thực tế hoặc cũng có thể thiên về yếu tố tình cảm.

Giai đoạn đầu tiên này được xem là bước tiên phong trong việc doanh nghiệp bắt đầu hình thành những sản phẩm cũng như những giá trị mà sản phẩm mang lại cho người sử dụng.

Giai đoạn 2: Nhận diện thương hiệu

Như đã phân tích ở trên, thương hiệu có thể thiên về mặt thực tế hoặc cũng có thế lấy yếu tố tình cảm làm trọng tâm, chính vì vậy thương hiệu sẽ đi vào lòng người tiêu dùng thông qua một trong hai con đường, đó chính là lý trí hoặc tình cảm.

Lý trí chính là sự quan tâm của khách hàng đến mặt tính năng, lợi ích mà sản phẩm đem lại như màu sắc, kiểu dáng giá cả, chất lượng…

Tình cảm chính là việc nhãn hàng khiến cho khách hàng cảm nhận được sự đồng cảm trong đó, qua đó làm việc nhận diện thương hiệu cũng sẽ được thúc đẩy nhanh hơn, hiệu quả hơn rất nhiều. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu bằng tình cảm cũng sẽ thường gặp rủi ro, bởi nếu thành công thì khách hàng sẽ tiếp nhận ngay, nhưng nếu không thành công thì ngay lập tức sẽ nhận được lời từ chối của khách hàng.

Giai đoạn 3: Trải nghiệm trong quá trình sử dụng

Thương hiệu chính là biểu thường cho chất lượng và sự bảo đảm, giúp đơn giản hóa các quyết định mua sắm của người tiêu dùng.

Trải nghiệm của khách hang sẽ bị chi phổi bởi các yếu tố như: màu sắc, hình ảnh, chất lượng sản phẩm, giá cả…

Vì vậy, trong quá trình trải nghiệm mua của khách hàng, các doanh nghiệp cần tiến hành thu hút sự chú ý của khách hàng, và chứng minh cho khách hàng thấy thương hiệu của mình sẽ mang đến những giá trị gì cho họ trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Giai đoạn 4: Hoạt động quảng bá thương hiệu

Ở giai đoạn này thì doanh nghiệp phải biết tận dụng mảng truyền thông thương hiệu để có thể phát huy được hết thế mạnh của sản phẩm.

Mỗi doanh nghiệp sẽ có một hướng đi riêng trong việc xây dựng hình ảnh, tạo dấu ấn cho thương hiệu để khẳng định uy tín đồng thời phải tạo ra được sự khác biệt của mình so với những thương hiệu khác.

Bản sắc thương hiệu là gì?

Bản sắc thương hiệu được hiểu là tập hợp các yếu tố bao gồm từ nhận thức, cảm tính cho đến lý tính, trực tiếp do đội ngũ phát triển thương hiệu gây dựng lên nhằm nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu và giúp doanh nghiệp xây dựng được nhóm đối tượng khác hàng trung thành.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nhiều thương hiệu sẽ có sự trùng lặp với nhau, nhưng bản sắc thương hiệu thì không. Thông qua bản sắc thương thiệu mà ta có thể nhận thấy được thương hiệu đang đem đến những gì cho cuộc sống, giải quyết các vấn đề mang tính nội tại của khách hàng ra sao.

Rất nhiều yếu tố để làm lên bản sắc thương hiệu, nhưng trước tiên những nhà lãnh đạo phải nắm rõ được bản chất của việc nhận thức bằng tình cảm hay bằng lý trí có vai trò như thế nào trong việc xây dựng bản sắc thương hiệu.

Mức độ nhận thức làm nên bản sắc thương hiệu

Nhận thức về cảm tính được hiểu là khoảnh khắc mà người tiêu dùng nhận ra được rằng bản thân mình đang có thiện cảm với nhãn hàng này ngay tỏng lần đầu tiên sử dụng. Việc này chủ yếu thành công dựa trên quá trình làm việc của đội ngũ xây dựng hình ảnh.

Điểm chung của rất nhiều các doanh nghiệp khi chưa nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ xây dựng thương hiệu, đó chính là họ quá tập trung vào các nhận thức cảm tính bên ngoài. Nhận thức cảm tính là khi khách hàng đánh giá hoặc kết luận về một thương hiệu nào đó, thông qua cảm nhận bên ngoài.

Ngược lại, nhận thức lý tính là lúc mà khách hàng chấp nhận đi vào phân tích tính cách và đặc điểm thương hiệu, đánh giá dựa trên nhiều khía cạnh mà không bị chi phối bởi những cảm xúc yêu ghét tức thời. Phần lớn khách hàng sẽ ngay lập tức bị thu hút bởi nhận thức cảm tính. Nhưng thời gian trôi qua cũng đồng thời giúp họ hiểu ra rằng, để đánh giá về bản sắc thương hiệu còn cần có nhận thức lý tính đủ sâu rộng và chi tiết. Thương hiệu nhắm thẳng đến cảm xúc cá nhân.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Bản sắc thương hiệu là gì? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này hoặc muốn đăng ký thương hiệu, Qúy khách hãy liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được hỗ trợ trực tiếp.

5/5 - (7 bình chọn)