Ví dụ về khởi ngữ

  • Tác giả: Vũ Thu Hà |
  • Cập nhật: 19/09/2022 |
  • Giáo dục |
  • 10789 Lượt xem
4.6/5 - (33 bình chọn)

Khởi ngữ là thành phần quan trọng trong câu. Trong sách ngữ văn lớp 9, các bạn học sinh sẽ được học lý thuyết và ứng dụng của khởi ngữ. Trong đó nhiều bạn học sinh cũng rất quan tâm đến các ví dụ về khởi ngữ. Qua nội dung bài viết sẽ chia sẻ các nội dung liên quan đến khởi ngữ.

Khởi ngữ là gì

Theo định nghĩa được sách ngữ văn 9 đưa ra thì “Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu”. Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ với, đối với,….

Ví dụ về khởi ngữ

Để làm rõ hơn về khởi ngữ bài viết xin đưa ra một số ví dụ về khởi ngữ.

– Ví dụ 1:  Về các môn tự nhiên, Ngọc là người học rất giỏi.

Trong câu trên cụm từ “về các môn tự nhiên” đóng vai trò khởi ngữ, Ngọc là chủ ngữ, vị ngữ trong câu là cụm “là người học rất giỏi”.

– Ví dụ 2: Đối với chúng tôi, mẹ là người phụ nữ tuyệt vời nhất.

Trong câu trên cụm từ “đối với chúng tôi” là khởi ngữ, mẹ là chủ ngữ, vị ngữ trong câu là cụm “là người phụ nữ tuyệt vời nhất”.

– Ví dụ 3: Quyển sách này, tôi đã đọc rồi.

Trong câu trên cụm từ “quyển sách này” là khởi ngữ, tôi là chủ ngữ, vị ngữ trong câu là cụm “đã đọc rồi ”.

Tác dụng của khởi ngữ trong câu

Tiếng Việt quan trọng tới yếu tố câu trôi chảy, sắp xếp từ ngữ đúng vị trí. Mỗi một từ trong câu đảm nhiệm chức năng riêng và giữa chúng có liên kết chặt chẽ với nhau. Trong đó khởi ngữ có ý nghĩa quan trọng. Khởi ngữ giúp câu nổi bật được ý muốn thể hiện tới người nghe và liên quan mật thiết với thành phần chính. Khởi ngữ thường có 2 tác dụng đó là ý nghĩa nhấn mạnh và ý nghĩa nêu chủ đề của sự tình. Cụ thể:

Khởi ngữ dùng để nhấn mạnh: Thêm giới từ ở đầu câu sẽ giúp nhấn mạnh nội dung hoặc thông tin nhất định trong câu.

Khởi ngữ dùng nếu lên sự tình: Ở đây, giới từ dùng để nêu chủ đề của sự kiện hoặc hiện tượng, từ đó giúp câu chuyện bắt đầu một cách hấp dẫn hơn. Nghĩa là, một giới từ sẽ có chức năng tương tự như chủ ngữ, vị ngữ hoặc trạng từ, v.v.

Khởi ngữ mang nhiều ý nghĩa nên các bạc học sinh cần hiểu rõ để vận dụng đúng trong từng trường hợp cụ thể.

Dấu hiệu nhận biết khởi ngữ

Cũng như các loại từ khác, khởi ngữ có một số dấu hiệu nhận biết riêng. Điều này rất quan trọng khi học sinh làm các bài tập xác định khởi ngữ trong câu. Một số dấu hiệu để xác định khởi ngữ trong câu:

Đứng trước khởi ngữ thông thường sẽ có một số từ đặc trưng như về, với, còn, đối với…

Có thể thêm trợ từ “thì” vào phía sau khởi ngữ.

Khởi ngữ sẽ thường nằm ở đầu câu hoặc phía trước chủ ngữ. Khởi ngữ cũng có thể đứng riêng biệt hoặc sau một thành phần khác trong câu.

Lưu ý khi sử dụng khởi ngữ để đặt câu

Khi thêm khởi ngữ vào câu văn, học sinh cần lưu ý những điều sau để tránh nhầm lẫn với các loại từ khác.

Thứ nhất khởi ngữ có thể quan hệ trực tiếp/ gián tiếp với một yếu tố nào đó hoặc nội dung trong phần câu còn lại.

Thứ hai cần phân biệt khái niệm của khởi ngữ và chủ ngữ trong câu để tránh nhầm lẫn.

Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa ngữ văn 9

Để giúp độc giả nhất là các bạn học sinh nắm được nội dung khởi ngữ cũng như ví dụ về khởi ngữ chúng tôi xin hướng dẫn các bài tập trong chương trình học sách giáo khoa ngữ văn 9 phần luyện tập.

Câu 1: Xác định khởi ngữ trong câu:

a) “Điều này” là khởi ngữ.

b) “Đối với chúng mình” là khởi ngữ.

c) “Một mình” là khởi ngữ.

d) “Làm khí tượng” và “Đối với cháu” câu (e) cũng là khởi ngữ.

Câu 2: Viết lại câu đưa phần in đậm thành khởi ngữ.

a) Làm bài, anh ấy thật cẩn thận

b) Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề ví dụ về khởi ngữ đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn: 1900 6557 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

4.6/5 - (33 bình chọn)