Ví dụ chứng minh công dân có quyền sáng tạo và phát triển

  • Tác giả: Phạm Thị Kim Oanh |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 3578 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Quyền sáng tạo và phát triển đều là quyền cơ bản của công dân, được quy định trong Hiến pháp nước ta, cùng cụ thể hóa trong các Bộ luật dân sự 2015, Luật sở hữu trí tuệ. Nội dung dưới đây sẽ đưa ra Ví dụ chứng minh công dân có quyền sáng tạo và phát triển.

Quyền sáng tạo là gì?

Quyền sáng tạo là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất: quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Quyền sáng tạo của công dân gồm các quyền sau:

– Quyền tác giả.

– Quyền sở hữu công nghiệp.

– Quyền hoạt động khoa học, công nghệ.

Nhà nước ta luôn quan tâm và bảo vệ quyền sáng tạo của công dân nhằm tạo điều kiện và phát huy trí tuệ trong nhân dân. Quyền này được ghi nhận trong Hiến pháp (Hiến pháp 2013, Điều 40 nêu rõ: Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó.

Quyền sáng tạo còn có ý nghĩa khuyến khích sự sáng tạo của công dân ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực. Quyền sáng tạo giúp cho các sáng tạo, phát minh, sáng chế được bảo vệ. Từ đó đảm bảo quyền lợi và công bằng cho sáng tạo của công dân.

Trước khi đưa ra Ví dụ chứng minh công dân có quyền sáng tạo và phát triển thì nội dung này sẽ giải thích khái niệm về quyền sáng tạo và quyền phát triển.

Quyền phát triển là gì?

Quyền phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa; được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

Quyền được phát triển của công dân được biểu hiện ở 2 nội dung: Quyền của công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện; công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

Ví dụ chứng minh công dân có quyền sáng tạo và phát triển

Để hiểu rõ hơn về quyền sáng tạo và phát triển nội dung này sẽ đưa ra Ví dụ chứng minh công dân có quyền sáng tạo và phát triển.

– Ví dụ về quyền sáng tạo

Anh Trịnh Quốc Tuấn ở Bình Dương đã sáng chế ra chiếc máy ấp trứng cho gia cầm từ phế thải, giá thành rẻ, hiệu quả cao, áp dụng hiệu quả trong thực tiễn. Năm 2010, anh đã được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao tặng giải thưởng Sáng tạo trẻ.

Từ đó thấy được rằng quyền sáng tạo được thực hiện dựa vào sự chủ động của con người và sáng tạo được ứng dụng thường xuyên trong cuộc sống.

– Ví dụ về quyền phát triển:

+ Quyền được hưởng chế độ chăm sóc y tế, trẻ em Việt Nam dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế công lập, được hỗ trợ đi học.

+ Nhà nước tạo điều kiện phát triển tối đa cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi có cơ hội được học tập và phát triển bản thân.

+ Trong những trường học luôn có những học bổng, chế độ dành cho học sinh, sinh viên khó khăn có thành tích học tập tốt để các em có cơ hội học tập tốt hơn.

Có thể thấy rằng quyền được phát triển không chỉ được ghi nhận trong văn bản pháp pháp lý mà còn đi vào thực tiễn đời sống, trở thành một trong những quyền cơ bản, thiết yếu của công dân.

Ý nghĩa của quyền sáng tạo và phát triển

Ngoài Ví dụ chứng minh công dân có quyền sáng tạo và phát triển thì ý nghĩa của quyền sáng tạo và phát triển cũng đóng vai trò rất quan trọng.

– Quyền sáng tạo cùng với quyền phát triển là quyền cơ bản của công dân, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội ta, là cơ sở và điều kiện cần thiết để con người được phát triển tòan diện, trở thành những công dân tốt, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

– Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo không chỉ đảm bảo quyền lợi của cá nhân mà còn mang lại lợi ích cho đất nước, xã hội loài người, do đó quyền này được pháp luật bảo vệ, không ai có quyền ngăn cản. Tuy nhiên khi sử dụng quyền này cũng phải đảm bảo là những thứ họ sáng tạo ra không đem lại tổn hại cho người khác và xã hội.

Quyền được học tập là gì?

Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân, mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, bảo đảm giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình.

Trẻ em có quyền được học tập, điều này có nghĩa là bất kì trẻ em dưới mười sáu tuổi, là công dân Việt Nam đều có quyền được đi học đúng độ tuổi, có quyền tham gia học đầy đủ các chương trình giáo dục của Nhà nước.

Quyền năng này được Nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện. Mọi hành vi ngăn cấm việc trẻ em không được thực hiện  quyền được học tập một cách chính đánh đều là hành vi đi ngược lại lợi ích,sự phát triển một cách bình thường của trẻ. Việc quy định cụ thể thành văn bản pháp luật của Nhà nước cho thấy sự quan tâm đặc biệt của toàn thể xã hội đối với những mầm non tương lai đất nước sau này.

Trách nhiệm giáo dục trẻ em trước tiên thuộc về gia đình cụ thể là cha mẹ, người giám hộ trong việc tạo điều kiện cho trẻ em thực hiện quyền học tập, học hết chương trình giáo dục phổ cập và cho trẻ học ở trình độ cao hơn.

Bởi vì trẻ em được sinh ra và nuôi dạy trong môi trường gia đình. Các thành viên trong gia đình đều phải có trách nhiệm chăm sóc cho các em lớn khôn về mặt thể chất và trí tuệ, đồng thời có trách nhiệm dạy bảo các em những điều tốt đẹp, đạo nghĩa giáo dục các em biết quan tâm, tôn trọng cuộc sống của những người khác trong gia đình và cộng đồng.

5/5 - (6 bình chọn)