Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở đâu?

  • Tác giả: Ngô Linh Trang |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 2484 Lượt xem
5/5 - (4 bình chọn)

Trong bất kỳ xã hội nào để tạo ra của cải, vật chất cho xã hội phải có người lao động lẫn tư liệu sản xuất. Vì nếu không có công cụ lao động phục vụ cho quá trình lao động thì con người sẽ không thể tác động để tạo ra của cải vật chất. Do đó, lực lượng sản xuất có vai trò quan trọng trong sản xuất vật chất. Vậy trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở đâu?

Lực lượng sản xuất là gì?

Lực lượng sản xuất là khái niệm để chỉ sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất nhằm tạo ra sức sản xuất vật chất nhất định. (Theo C.Mác)

Sự kết hợp giữa người lao động và tư liệu sản xuất làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu của con người và xã hội trong các thời kỳ nhất định.

Về cấu trúc, lực lượng sản xuất là một hệ thống được xem xét trên hai mặt là kinh tế – kỹ thuật còn được hiểu là tư liệu sản xuất và kinh tế – xã hội được hiểu là người lao động.

Theo Các Mác để cải biến giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất, người lao động cần phải có một sức mạnh tổng hợp. Đó là sự kết hợp giữa sức mạnh của thể chất và trí tuệ – những yếu tố tạo nên khả năng lao động của con người và những yếu tố khác có thuộc tính cơ học, lý học, hóa học của các vật, để tùy theo mục đích của mình, dùng những yếu tố đó làm công cụ tác động vào các vật khác để quá trình sản xuất vật chất có thể thể diễn ra.

Như vậy, nếu không có con người biết chế tạo, sử dụng công cụ lao động, tác động vào giới tự nhiên thì sẽ không có quá trình sản xuất vật chất.

Vai trò của lực lượng sản xuất

– Lực lượng sản xuất có vai trò là phương tiện để tiến hành sản xuất vật chất cho xã hội. Để thỏa mãn được nhu cầu cơ bản của mình, con người phải chế tạo ra công cụ lao động, chính xác hơn đó là tư liệu lao động, tư liệu sản xuất, lực lượng sản xuất.

– Lực lượng sản xuất phát triển quyết định sự biến đổi, sự phát triển về mọi mặt của đời sống, quyết định sự phát triển của xã hội từ thấp đến cao.

– Lực lượng sản xuất còn là một bộ phận cấu thành của phương thức sản xuất và là nền tảng, cơ sở, tiền đề của sản xuất. Bởi nếu không có công cụ lao động, con người không thể sản xuất tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu của mình.

– Lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến sự phân công lao động xã hội, năng xuất lao động xã hội từ đó cũng tăng lên, kết quả là sản phẩm sản xuất có sự dư thừa. Sự dư thừa sản phẩm là một trong các nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của chế độ tư hữu và xuất hiện giai cấp trong xã hội. Có thể thấy, sự phát triển của lực lượng sản xuất chính là nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện giai cấp trong xã hội.

– Lực lượng sản xuất có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sản xuất xã hội cũng như quá trình phát triển của lịch sự loài người. Phát triển lực lượng sản xuất là vấn đề được coi trọng và đề cao trong mọi thời kỳ phát triển của xã hội.

Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở đâu?

Lực lượng sản xuất tồn tại một cách khách quan, “người ta không được tự do lựa chọn lực lượng sản xuất cho mình… vì mọi lực lượng sản xuất là lực lượng đã đạt được, tức là một sản phẩm của một hoạt động đã qua… không phải do họ tạo ra, mà do thế hệ trước tạo ra… Mỗi thế hệ sau đã có sẵn những lực lượng sản xuất do những thế hệ trước xây dựng lên và được thế hệ mới dùng làm nguyên liệu cho sự sản xuất mới, …”

Lực lượng sản xuất trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, nó không chỉ được xã hội hóa như trước kia, mà nó ngày càng được toàn cầu hoá, quốc tế hoá. Toàn cầu hoá kinh tế trước hết là toàn cầu hoá lực lượng sản xuất, cái mà thời C.Mác gọi là quá trình tư bản hóa.

Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở trình độ của công cụ lao động, trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ của người lao động (kinh nghiệm, kỹ năng, tri thức, trình độ tổ chức, quản lý, phân công, trình độ ứng đụng khoa học kỹ thuật).

Trên đây là nội dung bài viết trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở đâu? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

5/5 - (4 bình chọn)