Trẻ em là người dưới 16 tuổi đúng hay sai?

  • Tác giả: Vũ Thu Hà |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 1251 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Câu hỏi:

Trẻ em là người dưới 16 tuổi đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án đúng A.

Trẻ em là người dưới 16 tuổi là đúng, theo Điều 1 Luật trẻ em 2016 quy định Trẻ em là người dưới 16 tuổi, như vậy pháp luật Việt Nam hiện đang công nhận người dưới 16 tuổi là trẻ em, trẻ em được pháp luật tôn trọng và bảo vệ nhưng cũng cần có những bổn phận của trẻ em để học tập và rèn luyện tốt nhất.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là A

– Theo Điều 1 Luật trẻ em 2016 quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi.” Như vậy pháp luật Việt Nam hiện đang công nhận người dưới 16 tuổi là trẻ em.

– Tuy nhiên trên thế giới, các quốc gia lại có quy định khác nhau. Các văn bản quốc tế và các chương trình của Liên Hợp quốc đang sử dụng đồng thời cả hai khái niệm trẻ em và người chưa thành niên. Theo đó người thành niên là người đủ 18 tuổi và người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi.

– Còn trong phạm vi Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em, trẻ em có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn – trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Trẻ em có quyền: Quyền sống; Quyền được khai sinh và có quốc tịch; Quyền được chăm sóc sức khỏe; Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu; Quyền vui chơi, giải trí

+ Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc; Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Quyền về tài sản; Quyền bí mật đời sống riêng tư; Quyền được sống chung với cha, mẹ; Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ; Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi;….

– Trẻ em có bổn phận:

+ Bổn phận của trẻ em đối với gia đình: Đối với gia đình thì trẻ em phải kính trọng, ngoan ngoãn, lễ phép với các thành viên trong gia đình; phải yêu thương mọi người trong gia đình; phải học tập, rèn luyện chăm chỉ và phụ giúp công việc gia đình.

+ Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác: Đối với nhà trường thì trẻ em phải tôn trọng giáo viên, cán bộ trong trường; phải yêu thương, đoàn kết, chia sẻ những khó khăn với bạn bè; phải rèn luyện ý thức, đạo đức học tập chăm chỉ và phải gìn giữ tài sản của nhà trường, thực hiện nội quy nhà trường.

+ Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội: Đối với xã hội thì trẻ em phải tôn trọng lẽ phép với người lớn tuổi, phải biết giúp đỡ những người xung quanh; phải tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác; phải biết bảo vệ tài nguyên, môi trường; phải chấp hành tốt an toàn giao thông; khi thấy hành vi phạm tội thì phải biết tố giác.

Như vậy trẻ em được pháp luật tôn trọng và bảo vệ nhưng cũng cần có những bổn phận của trẻ em để học tập và rèn luyện tốt nhất.

5/5 - (6 bình chọn)