Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là?

  • Tác giả: Phạm Thị Kim Oanh |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 2679 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Câu hỏi:

Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là?

A. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về tài sản riêng.

B. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

C. Người vợ chịu trách nhiệm về việc nuôi dạy con cái.

D. Người chồng chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

Đáp án đúng B.

Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình.

Giải thích lý do chọn đáp án B:

Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội.

Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình:

1/ Bình đẳng giữa vợ và chồng:

Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

– Trong quan hệ nhân thân:

+ Quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú.

+ Tôn trọng và giữ gìn danh dự nhân phẩm, uy tín của nhau.

+ Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.

+ Giúp đỡ nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.

+ Bình đẳng trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp.

+ Bình đẳng trong sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.

– Trong quan hệ tài sản:

+ Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.

+ Tài sản chung cần có giấy chứng nhận thì phải ghi tên của cả vợ và chồng.

+ Việc sử dụng tài sản chung cần phải được bàn bạc, thỏa thuận giữa vợ và chồng.

+ Pháp luật thừa nhận vợ chồng có quyền có tài sản riêng: tài sản mỗi người có trước khi kết hôn, được thừa kế riêng, được tặng, cho riêng trong thời kì hôn nhân.

=> Là cơ sở để củng cố tình yêu, đảm bảo sự bền vững trong hôn nhân, vừa phát huy truyền thống của dân tộc về tình nghĩa vợ chồng, vừa khắc phục tư tưởng phong kiến lạc hậu trọng nam khinh nữ.

2/ Bình đẳng giữa cha mẹ và con:

– Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con.

– Cha mẹ không được phân biệt đối xử, ngược đãi các con

– Không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên

– Không xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật.

– Con trai, con gái được chăm sóc, giáo dục, tạo điều kiện như nhau.

– Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, không được có hành vi xúc phạm ngược đãi cha mẹ.

3/ Bình đẳng giữa ông bà và cháu:

Là mối quan hệ hai chiều:

– Ông bà: Có quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục con cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu.

– Cháu: phải kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.

4/ Bình đẳng giữa anh chị em:

– Anh chị em có bổn phận thương yêu chăm sóc, đùm bọc giúp đỡ nhau.

– Có quyền và nghĩa vụ đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con.

Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được thực hiện ở việc đối xử công bằng, dân chủ và tôn trọng lẫn nhau.

5/5 - (5 bình chọn)