Quá trình bóc mòn là gì?

  • Tác giả: Ngô Linh Trang |
  • Cập nhật: 22/10/2022 |
  • Giáo dục |
  • 2008 Lượt xem
5/5 - (3 bình chọn)

Nhiều thắng cảnh tự nhiên được tạo ra do quá trình bóc mòn mà có, ví dụ nước chảy trong núi tạo ra các hang động đẹp tại Hạ Long, hang Sơn Đòong… Và ở nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ giúp Quý vị tìm hiểu quá trình bóc mòn là gì?

Quá trình bóc mòn là gì?

Quá trình bóc mòn được hiểu là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió,…) làm chuyển rời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu của nó.

=> Bào mòn là quá trình hình thành do các tác nhân ngoại lực.

Ví dụ nước ngầm chảy trong núi, dần xói mòn đá tạo thành những hang động, hoặc dễ thấy hơn là lũ lụt cuốn trôi đất đá,..

Một số địa dạng do bóc mòn tạo thành

– Rãnh nông (do nước chảy tràn), khe rãnh xói mòn (do dòng chảy tạm thời), các thung lũng sông, suối (do dòng chảy thường xuyên).

– Những hố trũng thổi mòn, bề mặt đá rỗ tổ ong, những ngọn đá sót hình nấm,… (do gió tạo thành).

– Hàm ếch sóng vỗ, vách biển, bậc thềm sóng vỗ (do tác động xâm thực và mài mòn của sóng biển).

– Vịnh hẹp băng hà (phi-o), cao nguyên băng hà, đá trán cừu,… (do băng hà tạo thành).

Các hình thức bóc mòn

Bóc mòn có 3 hình thức phổ biến như sau:

Một là: Xâm thực

Xâm thực là hình thức bóc mòn chủ yếu do nước chảy. Kết quả tạo ra các khe rãnh, mương suối, thung lũng sông, suối…thường xảy ra ở vùng có lượng mưa cường độ cao, thường xuyên.

Nguyên nhân: Do tác động giọt nước mưa. Nước mưa khi rơi xuống đất khiến cho đất bị tác động tạo thành những vùng bùn đất, khi lượng mưa lớn mà vùng đất đó không kịp thấm thì nước bắt đấu tạo thành dòng và mang theo những hạt cát, bùn, đất nhỏ trong dòng nước mưa.

Dần thời gian dài dòng nước chảy thường xuyên sẽ tạo thành dòng chảy lớn như sông. Hoặc ở những nơi không có dòng chảy thường xuyên nhưng không có biện pháp ngăn chặn thì đất cũng dần bị bóc mòn.

Hai là: Thổi mòn

Là hình thức bóc mòn do gió thổi, kết quả: tạo ra các dạng địa hình thổi mòn như nấm đá, cổng đá, đá rỗ tổ ong…

Gió thổi mòn thường xảy ra ở những khu vực không có thực vật, khi không có vật cản thì đất đá dễ bị gió cuốn đi và nay đi nơi khác. Những nơi xảy ra hiện tượng thổi mòn là khu vực có khí hậu khắc nghiệt, không có mưa, khiến thực vật không thể phát triển. Một ví dụ là sự hình thành của các cồn cát, trên một bãi biển hoặc trong một sa mạc.

Nguyên nhân: Gió xói mòn là kết quả của phong trào vật chất do gió. Có hai tác dụng chính là:  Đầu tiên, gió khiến các hạt nhỏ vật chất trong đất được nâng lên và hai là gió di chuyển theo hướng nào thì những vật chất đó cũng được đưa theo.

Ba là: Mài mòn

Do tác động của sóng biển hoặc băng hà..

Kết quả: tạo ra các dạng địa hình ven biển như hàm ếch sóng vỗ, vách biển, bậc thềm sóng vỗ, Phi-o…

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bóc mòn

Quá trình bóc mòn bị ảnh hưởng bởi:

+ Địa lý bề mặt

+ Đặc điểm vật liệu

+ Khí hậu

+ Điều kiện kiến tạo

+ Các hoạt động của con người, động vật, và thảm thực vật

+ Ngoại lực

Tác nhân ngoại lực là gì?

Tác nhân ngoại lực là các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, gió, mưa…), các dạng nước (nước chảy, nước ngầm, băng hà, sóng biển…), sinh vật (động, thực vật) và con người.

Chúng ta có thể giải thích nghĩa của ngoại lực dựa vào tên gọi của nó. Ngoại lực là lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất, không phải do chính sự vật đó sinh ra.

Như hình có thể thấy tác nhân ngoại lực dù không thể nhìn thấy trực tiếp ngay lúc đó nhưng qua thời gian dài thì những địa hình bị thay đổi không còn như trước. Những tác nhân ngoại lực có xu hướng làm bằng phẳng bề mặt trái đất, khiến địa hình trái đất không còn sự cao thấp do nội lực tạo nên.

Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời.

Câu hỏi trắc nghiệm về quá trình bóc mòn

Câu 1: Ngoại lực là

A. Lực phát sinh từ lớp vỏ trái đất.

B. Lực phát sinh từ bên trong trái đất.

C. Lực phát sinh từ các thiên thể trong hệ mặt trời.

D. Lực phát sinh từ bên ngoài trên bề mặt trái đất.

Câu 2: Rãnh nông được hình thành do tác nhân nào sau đây?

A. Nước chảy tràn.

B. Dòng chảy tạm thời,

C. Dòng chảy thường xuyên.

D. Băng hà.

Câu 3: Nguồn năng lượng sinh ra ngoài lực chủ yếu là

A. nguồn năng lượng từ đại dương ( sóng , thủy triều , dòng biển .. ).

B. nguồn năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.

C. nguồn năng lượng từ bức xạ mặt trời.

D. nguồn năng lượng từ lòng đất.

Câu 4: Thung lũng, sông suối được hình thành do tác nhân ủầo sau đây?

A. Nước chảy tràn.

B. Dòng chảy tạm thời,

C. Dòng chảy thường xuyên.     

D. Băng hà.

Câu 5: Tác nhân của ngoại lực là

A. sự nâng lên và hệ số của vỏ trái đất theo chiều thẳng đứng.

B. yếu tố khí hậu các dạng nước , sinh vật và con người.

C. sự uốn nếp các lớp đá.

D. sự đứt gãy các lớp đất đá.

Câu 6: Quá trình phong hóa là

A. quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật.

B. quá trình làm các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi rời khỏi vị trí ban đầu.

C. quá trình di chuyển các sản phẩm đã bị phá hủy biến đổi từ nơi này đến nơi khác.

D. quá trình tích tụ ( tích lũy ) các sản phẩm đã bị phá hủy , biến đổi.

Câu 7: Cường độ phong hóa diễn ra mạnh nhất ở bề mặt trái đất, vì đó là nơi.

A. trực tiếp nhận được năng lượng của bức xạ mặt trời.

B. tiếp xúc trực tiếp với khí quyển , thủy quyền và sinh quyển.

C. chịu tác động mạnh mẽ từ các hoạt động của con người.

D. tất cả các nguyên nhân trên.

Câu 8: Kết quả của phong hóa lí học là

A. chủ yếu làm biến đổi thành phần tính chất hóa học của đá và khoáng vật.

B. phá hủy đá và khoáng vật nhưng không làm biến đổi chúng về màu sắc thành phần và tính chất hóa học.

C. chủ yếu làm cho đá và khoáng vật nứt vỡ nhưng đồng thời làm thay đổi thành phần tính chất hóa học của chúng.

D. phá hủy đá và khoáng vật đồng thời di chuyển chứng từ nơi khác.

Trên đây là nội dung bài viết quá trình bóc mòn là gì? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

5/5 - (3 bình chọn)