Pháp luật là công cụ bảo vệ lợi ích của?

  • Tác giả: My Ly |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 4125 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Câu hỏi:

Pháp luật là công cụ bảo vệ lợi ích của?

A. Tổ chức tôn giáo

B. Giai cấp thống trị

C. Nhà nước và xã hội

D. Nhân dân

Đáp án đúng C.

Pháp luật là công cụ bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, mục tiêu cuối cùng của pháp luật là bảo vệ lẽ phải nhằm bảo vệ các mối quan hệ xã hội, vì vậy pháp luật chỉ bảo vệ cho những quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Giải thích lý do chọn đáp án C:

Nước XHCN Việt Nam là Nhà nước theo chế độ Trung ương tập quyền tức là nhà nước của dân,do dân và vì dân. Nhà nước của nhân dân thì phải bảo vệ quyền lợi cho giai cấp mình. Muốn bảo vệ quyền lợi thì phải có hệ thống pháp luật. Nói cách khác, hệ thống pháp luật là cơ sở pháp lý để Nhà nước thông qua đó điều hành xã hội. Vì vậy pháp luật được coi là công cụ để Nhà nước sử dụng nhằm điều hành xã hội nói chung và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân nói riêng.

Pháp luật là công cụ bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội. Mục tiêu cuối cùng của pháp luật là bảo vệ lẽ phải nhằm bảo vệ các mối quan hệ xã hội. Vì vậy pháp luật chỉ bảo vệ cho những quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Những quyền và lợi ích nhưng không phải là hợp pháp sẽ không được pháp luật bảo vệ.

Tiếp cận pháp luật vừa là một nhu cầu khách quan, vừa là yêu cầu đối với chủ thể pháp luật trong xã hội có giai cấp và Nhà nước, khi mà pháp luật trở thành quy tắc xử sự chung của cả cộng đồng và đòi hỏi các cá nhân trong cộng đồng đó phải có trách nhiệm tuân thủ, tự giác chấp hành. Mỗi chủ thể pháp luật đều cần biết được vị trí, vai trò của mình trong xã hội, trong cộng đồng, những cái mà xã hội, cộng đồng dành cho mình cũng như giới hạn hành vi được phép hành động.

Với cách tiếp cận đó, có thể định nghĩa tiếp cận pháp luật là quá trình nhận thức về pháp luật với tư cách là một hiện tượng xã hội đặc biệt nhằm hình thành ở các chủ thể pháp luật tri thức hiểu biết về pháp luật, cách thức sử dụng pháp luật vào từng quan hệ xã hội cụ thể, qua đó nâng cao ý thức pháp luật, hình thành tình cảm pháp luật, tâm lý pháp luật, đời sống pháp luật và hành vi pháp luật.

5/5 - (5 bình chọn)