Nhiệt năng của vật tăng khi

  • Tác giả: My Ly |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 1008 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Câu hỏi:

Nhiệt năng của vật tăng khi

A. Vật truyền nhiệt cho vật khác

B. Vật thực hiện công lên vật khác

C. Chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên.

D. Chuyển động của vật nhanh lên.

Đáp án đúng C.

Nhiệt năng của vật tăng khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên, các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động không ngừng, do đó chúng có động năng, nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Giải thích lý do chọn đáp án C:

Các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động không ngừng, do đó chúng có động năng. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Nhiệt năng có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ: Nhiệt độ của vật càng cao thì càng phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

Trong nhiệt động lực học, nhiệt là năng lượng truyền đến hoặc từ một hệ nhiệt động lực học, bằng các cơ chế khác với công hoặc chuyển giao nhiệt động lực học của vật chất.

Nhiệt đề cập đến một lượng được truyền giữa các hệ thống, không phải thuộc tính của bất kỳ hệ thống nào hoặc ‘chứa’ bên trong nó. Mặt khác, nội năng là thuộc tính của một hệ thống duy nhất. Nhiệt và công phụ thuộc vào cách thức mà quá trình truyền năng lượng xảy ra, trong khi nội năng là một thuộc tính của trạng thái của một hệ thống và do đó có thể hiểu được mà không cần biết năng lượng đến đó như thế nào.

Đơn vị của nhiệt năng là jun (J). 

Để làm thay đổi nhiệt năng có hai cách: Làm tăng nhiệt độ của vật bằng cách thực hiện công và cách thứ hai truyền nhiệt:

– Thực hiện công: Là dùng lực tác động lên vật để có thể làm tăng nhiệt năng của vật. 

– Truyền nhiệt: Là truyền nhiệt sang vật, có một số hình thức truyền nhiệt khác nhau như phơi vật dưới ánh nắng mặt trời, hơ vật trên ngọn lửa, thả vật vào nước nóng…

Quá trình truyền nhiệt chỉ xảy ra khi hai vật có nhiệt độ khác nhau. Và nhiệt sẽ truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. Đây là hiện tượng dễ thấy trong đời sống, đơn giản khi ta cho tay vào ly nước nóng cũng bị nhiệt độ nóng của nước làm cho tay bị nóng, hay bỏng tay.

5/5 - (5 bình chọn)