Khước từ là gì?

  • Tác giả: Vũ Thu Hà |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 1931 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Dưới đây là một số thông tin và kiến thức cơ bản về về chủ đề Khước từ là gì? để quý độc giả có thể tham khảo và hiểu được rõ hơn khi nói hoặc viết liên quan đến việc dùng từ này.

Khước từ là gì?

Khước từ là từ chối, không nhận hoặc không thực hiện một việc, một hành động nào đó khi được yêu cầu.

Không phải trong mọi hoàn cảnh chúng ta đều đồng ý và chấp thuận theo những yêu cầu, lời mời của người khác, có những lúc chúng ta bận bịu hay vì lí do cá nhân mà không thể chấp thuận, chúng ta cần nói lời từ khước từ sao cho không làm người khác buồn lòng.

Con người chúng ta chẳng đủ sức để có thể suốt ngày ôm đồm mọi việc, ta cũng chẳng thể cứ sống vì người khác mà quên đi cảm xúc cá nhân của bản thân mình nên việc nói lời từ chối đôi lúc là hợp lí.

Nói lời từ chối không phải là xấu, đôi khi từ chối khiến ta cân bằng được công việc và cuộc sống từ đó sẽ có thêm thời gian cho bản thân mình. Từ chối giúp ta không phải làm theo hoặc nhận về những điều mà ta không muốn.

Ví dụ về khước từ

Để làm rõ hơn khái niệm Khước từ là gì? nội dung này sẽ đưa ra một số ví dụ về khước từ.

Ví dụ: Khước từ việc thưa kiện, khước từ chuyến hành trình, khước từ việc giao nhận hàng vì những lý do nào đó. 

Đặt câu với từ Khước từ

Khước từ là gì? đã được giải thích ở nội dung trên theo đó nội dung sau sẽ hướng dẫn đặtc âu với từ khước từ.

– Con không khước từ được.

– Người đã từng khước từ lời cầu hôn của thần

– Kế hoạch đó bị khước từ.

– Không một ai bị khước từ cả.

– Tất cả đều kiếm cớ khước từ.

– Chúng tôi thường bị khước từ, và tôi rất chán nản.

– Họ khước từ lời mời của chúng tôi.

– Nhà vua muốn gả con gái cho tân trạng, nhưng bị chàng khước từ.

– Việc Chúa Giê-su khước từ làm vua hẳn khiến nhiều người thất vọng.

– Hai người trẻ đó đã khước từ lời mời, nhưng những người khác thì nhận lời.

– Lê Lợi biết được quỷ kế của chúng, kiên quyết khước từ không cho hòa.

– Nên khước từ sự giúp đỡ khi mình có điều kiện tự lực cánh sinh.

Một số đoạn văn nghị luận về việc từ chối

Khước từ là gì? khước từ có thể hiểu đơn giản là từ chối, dưới đây sẽ là một số đoạn văn nghị luận về vấn đề này.

Đoạn văn nghị luận về việc từ chối- Mẫu 1:

Trong cuộc sống con người không thể nhận hết tất cả những công việc về bản thân mình. Chính vì thế, chúng ta phải biết cách nói lời từ chối. Nói lời từ chối tức là ta không nhận thêm công việc về mình, không làm những điều mà mình không thích. Việc nói lời từ chối đôi khi không phải dễ dàng vì chúng ta thường hay có tính cả nể, thường ngại khi không giúp hoặc không làm theo lời người khác sẽ làm người khác cảm thấy phiền lòng.

Nhưng cũng chẳng thể phủ nhận rằng con người chúng ta chẳng đủ sức để có thể suốt ngày ôm đồm, ta cũng chẳng thể cứ sống vì người khác mà quên đi cảm xúc cá nhân của bản thân mình.

Ở một công ty khi đồng nghiệp nhờ mình làm hộ một công việc gì đó ta có thể làm một, hai lần nhưng không thể ngày nào cũng giúp, cũng làm thay người ta phần việc của họ. Như vậy sẽ gây ra cho họ tính ỷ lại đồng thời cũng làm giảm hậu quả công việc của ta.

Việc từ chối giúp ta không phải làm theo, nhận về những điều mà ta không muốn, từ chối giúp ta không phải trở thành đối tượng lợi dụng cho người khác. Chính vì thế, cần biết từ chối đúng nơi, đúng lúc, biết từ chối một cách tế nhị để không làm ảnh hưởng đến mình cũng như không làm mất lòng người khác.

Đoạn văn nghị luận về việc từ chối- Mẫu 2:

Mỗi người hãy sống và chịu trách nhiệm với lời nói và cuộc sống của chính mình. Xã hội có nhiều cám dỗ do đó chúng ta cần phải có cách nói lời từ chối đúng lúc, đúng chỗ.

Không phải trong mọi hoàn cảnh, chúng ta đều đồng ý và chấp thuận theo những yêu cầu, lời mời của người khác, có những lúc chúng ta bận bịu hay vì lí do cá nhân mà không thể chấp thuận, chúng ta cần nói lời từ chối sao cho không làm người khác buồn lòng.

Nói lời từ chối không phải là xấu mà đôi khi từ chối khiến ta cân bằng được công việc và cuộc sống, sẽ có thêm thời gian cho bản thân mình. Từ chối giúp ta không phải làm theo, nhận về những điều mà ta không muốn, từ chối giúp ta không phải trở thành đối tượng lợi dụng cho người khác.

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người cả nể, nhẹ dạ, ai nhờ việc gì cũng đồng ý giúp đỡ khiến cho bản thân ôm đồm công việc, đôi khi là không hoàn thành công việc mà bản thân được giao.

Lại có những người vì sự ích kỉ của bản thân mà từ chối tất cả mọi người, mọi việc khi họ thực sự cần sự giúp đỡ,… những người này cần xem xét lại cách sống của bản thân mình. Mỗi người chỉ được sống một lần vì vậy hãy sống và tạo ra nhiều giá trị có ích cũng như tránh xa những điều phù phiếm để hạn chế lãng phí thời gian.

Đoạn văn nghị luận về việc từ chối- Mẫu 3:

Từ chối là một trong những kỹ năng sống quan trọng và cốt yếu đới với mỗi con người. Biết nói lời từ chối đúng lúc và hợp lí sẽ giúp cuộc sống mỗi người trở nên nhẹ nhàng hơn. Biết nói lời từ chối sẽ giúp bạn có đủ thời gian để làm tốt những việc cần làm, không thất hứa với bất kì ai.

Có ba thứ mà bạn cần tiết kiệm đó là: Thời gian, sức khỏe và lời hứa. Đừng hứa nếu bản thân cảm thấy chưa thể làm được. Một lời từ chối nhã nhặn vẫn tốt hơn những lời hứa hoa mỹ. Nhưng lời từ chối cũng có thể làm tổn thương đến người khác hoặc tạo áp lực cho chính mình.

Do đó đôi khi ai đó thực sự cần bạn giúp đỡ, lời từ chối của bạn có thể thể khiến họ tuyệt vọng. Bởi vậy bạn hãy luôn cân nhắc khi nói lời từ chối một ai đó. Để nói lời từ chối, mỗi người cần trung thực với chính mình. Học cách nói năng khéo léo, lịch sự. Cần giải thích rõ ràng lý do chính đáng, có thể chấp nhận được.

Cần biết từ chối đúng nơi, đúng lúc, biết từ chối một cách tế nhị để không làm ảnh hưởng đến mình cũng như không làm mất lòng người khác.

5/5 - (5 bình chọn)