Hoàn cảnh sáng tác Người lái đò sông Đà

  • Tác giả: My Ly |
  • Cập nhật: 05/10/2022 |
  • Giáo dục |
  • 1567 Lượt xem
5/5 - (4 bình chọn)

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp và có những thông tin chia sẻ tới Quý độc giả, đặc biệt là các bạn học sinh lớp 12 về hoàn cảnh sáng tác Người lái đò sông Đà. Mời Quý vị theo dõi:

Đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân

Nhà văn Nguyễn Tuân sinh ngày 10-7-1910 tại Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam.

Nhà văn Nguyễn Tuân còn sử dụng một số bút danh khác để sáng tác như: Nhất Lang, Thanh Thuỷ, Ngột Lôi Quật, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc, Thanh Hà, Ngột Lôi Nhật.

Nhà văn Nguyễn Tuân bắt đầu sáng tác từ năm 1935, tuy nhiên các tác phẩm của ông chưa được đánh giá cao. Cho đến năm 1938, Nguyễn Tuân mới gây ấn tượng với một số tác phẩm xuất sắc, điển hình là Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua, Một chuyến đi.

Nguyễn Tuân là một nhà văn nổi tiếng, ông được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng Tiếng Việt. Trong các tác phẩm hầu hết thuộc thể loại tùy bút và kí, đây cũng chính là thế mạnh của ông. Phong cách văn chương của Nguyễn Tuân mang một chút độc đáo và phong phú trong ngôn ngữ.

Trước cách mạng tháng Tám Năm 1945, phong cách sáng tác của ông được gói gọn trọng một chữ “Ngông”. Ở giai đoạn này, do xã hội lúc bấy giờ chìm trong kiếp lầm than, nô lệ thối nát nên Nguyễn Tuân đắm chìm trong những vẻ đẹp của quá khứ. Ông luôn sống với những hoài niệm, những cái đẹp “vang bóng” của một thời đã xa để quên đi thực tại. Cũng chính vì những hoài niệm đó mà rất nhiều tác phẩm nổi tiếng của ông đã ra đời, tiêu biểu như: Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua, Một chuyến đi…

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, khi miền Bắc dành lại được độc lập và di lên xây dựng CNXH thì phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân đã có nhiều chuyển biến quan trọng. Các tác phẩm của ông giai đoạn này mang giá trị nghệ thuật cao, ông viết nhiều về đề tài quê hương đất nước, nhân dân lao động trong chiến đấu, sản xuất. Ông tìm tòi, khám phá vẻ đẹp của con người ngay trong chính cuộc sống đời thường, trong những công việc bình dị nhất. Tâm hồn của tác giả hòa cùng thiên nhiên và sự phát triển của đất nước tạo nên những tác phẩm tươi mới khác hẳn giai đoạn trước.

Nguyễn Tuân là nhà văn theo chủ nghĩa xê dịch có rất nhiều tác phẩm thành công dù ở bất cứ giai đoạn nào và gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.

– Trước 1945 : Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1939), Ngọn đèn dầu lạc (1939), Thiếu quê hương (1940), Tàn đèn dầu lạc (1941), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Tùy bút I (1941), Tùy bút II (1943), Tóc Chị Hoài (1943), Nguyễn (1945).

– Sau 1945 : Chùa Ðàn (1946), Ðường vui (1949), Tình chiến dịch (1950), Thắng càn (1963), Tùy bút kháng chiến và hòa bình (Tập I/1955, tập II/1956), Sông Ðà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972), Ký (1976), Hương vị và cảnh sắc đất nước (1978), Tuyển tập Nguyễn Tuân (1994).

Năm 1996 ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật… Ông là một trong 9 tác giả tiêu biểu được đưa vào Sách giáo khoa văn học Việt Nam. Ngày nay, tên ông còn được đặt tên cho con đường ở Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Hoàn cảnh sáng tác Người lái đò sông Đà

Tùy bút Người lái đò sông Đà in trong tập “Sông Đà” (năm 1960). Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám 1945. Nếu như trước Cách mạng, ông đi tìm kiếm những giá trị “vang bóng một thời”, những giá trị tốt đẹp của một thời xưa cũ đã qua bằng một cái Tôi “ngông nghênh”; vậy thì sau Cách mạng, cái Tôi Nguyễn Tuân đã mở lòng hơn, hòa nhập cùng với nhân dân đại chúng.

Giai đoạn 1958 – 1960, đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc, miền Nam anh hùng chiến đấu chống Mĩ ngụy, miền Bắc đi lên tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước tiến hành chủ trương vận động nhân dân miền xuôi lên vùng Tây Bắc để xây dựng vùng kinh tế mới.

Theo chủ trương đường lối vận động của Nhà nước, giới văn nghệ sĩ cũng hồ hởi ngược lên Tây Bắc để khám phá cuộc sống mới cũng như tìm kiếm cho mình mạch nguồn cảm hứng sáng tác. Vốn là người phóng túng, ưa sự dịch chuyển, Nguyễn Tuân đã lên đường đến nhiều vùng đất, cùng chung sống ăn ở với bộ đội và bà con dân tộc để khám phá cảnh sắc thiên nhiên cũng như tìm kiếm “thứ vàng mười” trong cảnh và người nơi đây. Tùy bút Người lái đò sông Đà chính là kết quả của chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của người nghệ sĩ tài hoa này.

Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ Người lái đò sông Đà

Thứ nhất: Ý nghĩa nhan đề “Người lái đò sông Đà

– Giải thích:

+ Người lái đò: người chuyên nghề đưa đò, chuyên chở hàng hóa trên sông.

+ Sông Đà: phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, mang vẻ đẹp vừa hung bạo vừa thơ mộng, trữ tình.

– Ý nghĩa:

+ Nhan đề đề cập đến 2 hình tượng được phản ánh trong tùy bút: Người lái đò và con sông Đà.

+ Nhan đề thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm: ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và chất tài hoa ở con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.

Thứ hai: Ý nghĩa lời đề từ

Lời đề từ của tùy bút là trích dẫn hai câu thơ của Wladyslaw Broniewski và Nguyễn Quang Bích.

– “Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông” (Wladyslaw Broniewski):

+ Tiếng hát trên dòng sông: tiếng hát của người lao động khi đang làm việc trên sông, thể hiện vẻ đẹp của người lao động bình dị.

+ Lời đề từ là lời cảm thán, thể hiện cảm xúc say mê của tác giả trước tiếng hát trên dòng sông.

– “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu” (Nguyễn Quang Bích):

+ Nghĩa: Mọi dòng sông đều chảy về hướng đông – Chỉ có sông Đà chảy theo hướng Bắc.

+ Chỉ nét độc đáo, kì lạ, ấn tượng của con sông Đà – cái đẹp lạ mà Nguyễn Tuân tìm kiếm.

=> Lời đề từ đề cập đến hai hình tượng trong tác phẩm đồng thời thể hiện tình yêu tha thiết của nhà văn trước thiên nhiên và con người Tây Bắc.

Tóm tắt Người lái đò sông Đà

Thiên nhiên Tây Bắc được tô điểm bởi con sông Đà vừa hung bạo vừa trữ tình. Từ thượng nguồn sông Đà đã mang vẻ dữ dội của đại ngàn: dựng đá vách thành, chỉ lúc đúng ngọ mới thấy mặt trời; sóng đá dữ dội dàn thành các thạch trận xô nhau liên tiếp, dữ dội hơn trông Đà giang như sôi lên sùng sục, tiếng thác đá ở đây thì như ngàn con trâu mộng giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa. Sông Đà mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình nhất là nhìn từ xa dòng sông tuôn như một áng tóc trữ tình, trong năm, sông Đà có nhiều sự thay đổi theo mùa, mỗi mùa lại có những vẻ đẹp riêng biệt và độc đáo. Dọc hai bên bờ sông Đà có những bãi cỏ xanh non với những đàn hươu non đang gặm cỏ. Trong kháng chiến chống Pháp, Sông Đà là chuyến đường thủy để các cô lái đò Quỳnh Nhai vận chuyển lương thực cho kháng chiến. Sông Đà hiện lên thật hung tợn và dữ dội nhưng thật nhẹ nhàng, thơ mộng. Trên nền thiên nhiên rộng lớn hình tượng người lái đò người dân lao động đặc điểm thân hình cao to, nước da rám nắng, thông thạo trong nghề nghiệp của mình. Ông nắm chắc các qui luật dòng thác, từng vách đá, luồng nước, cửa sinh, cửa tử. Người lái đò sông Đà trước tiên cần sự kinh nghiệm trong nghề nghiệp và sự dũng cảm, gan dạ, những người lái đò là những con người tài hoa, khiêm tốn trong cuộc sống, họ giúp những con thuyền vượt qua khó khăn từ thiên nhiên và về bến an toàn.

Mong rằng những chia sẻ trên đây về hoàn cảnh sáng tác Người lái đò sông Đà đã giúp Quý độc giả, các bạn học sinh có thêm những thông tin tham khảo khi tìm hiểu về tác phẩm Người lái đò sông Đà.

5/5 - (4 bình chọn)