Hoàn cảnh sáng tác Làng

  • Tác giả: Vũ Thu Hà |
  • Cập nhật: 05/10/2022 |
  • Giáo dục |
  • 9243 Lượt xem
5/5 - (7 bình chọn)

Tác phẩm truyện Làng của Kim Lân viết về làng quê và tấm lòng người nông với cách mạng. Hoàn cảnh sáng tác Làng như thế nào? Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để hiểu được cụ thể hơn.

Giới thiệu về tác giả tác phẩm Làng

Khi muốn phân tích một tác phẩm cũng như Hoàn cảnh sáng tác Làng thì thông tin về tác giả là nội dung cần giới thiệu trước tiên.

– Kim Lân (1920- 2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài

– Quê quán: Huyện Từ Sơn- tỉnh Bắc Ninh

– Sự nghiệp sáng tác:

+ Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và bắt đầu viết từ năm 1941.

+ Tác phẩm của ông được đăng trên các báo như Tiểu thuyết thứ bảy, Trung Bắc chủ nhật.

+ Năm 2001, Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

+ Những tác phẩm tiêu biểu: “Vợ nhặt”, “Làng”, “Nên vợ nên chồng”…

– Ông chuyên viết truyện ngắn nên ngòi bút của ông luôn vững vàng, ông hay viêt về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng.

Ý nghĩa nhan đề Làng

Trước khi tìm hiểu về Hoàn cảnh sáng tác Làng cần hiểu được ý nghĩa của nhan đề như sau:

– “Làng” là một từ dùng để chỉ đơn vị hành chính nhỏ nhất nước ta. Đặt tên “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu” vì vấn đề tác giả đề cập tới không chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể.

– Truyện đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến trong con người thời kì kháng chiến chống Pháp: Tình cảm với quê hương, với đất nước.

– Nhà văn đã xây dựng được hình ảnh “làng chợ Dầu” – quê hương của ông Hai (nhân vật chính của tác phẩm). Làng Chợ Dầu vốn là một làng có tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng. Nhưng ở nơi tản cư, ông Hai lại nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây, phản bội lại đất nước.

– Điều đó khiến ông Hai cảm thấy dằn vặt, đau xót để rồi quyết định: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Qua đó, nhà văn khẳng định đối với nhân dân Việt Nam, tình yêu nước – tình cảm chung đã vượt lên trên tình yêu làng – tình cảm cá nhân. 

– Không chỉ vậy, nhà văn còn muốn nhấn mạnh về sự đoàn kết trên dưới một lòng của nhân dân Việt Nam. Làng Chợ Dầu chỉ là một trong số rất nhiều ngôi làng khác có được tinh thần yêu nước, nhiệt huyết cách mạng như vậy.

– Có thể thấy được rằng nhan đề Làng ngắn gọn, nhưng thể hiện được tư tưởng của nhà văn đầy sâu sắc.

Hoàn cảnh sáng tác Làng

Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn Nghệ năm 1948. Văn bản truyện khi đưa vào sách giáo khoa có lược bỏ phần đầu.

Bố cục tác phẩm Làng

– Phần 1 (Từ đầu đến “không nhúc nhích”: Cuộc sống của ông Hai ở nơi tản cư.

– Phần 2 (Từ tiếp đến “ đôi phần”) : Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc.

– Phần 3 (còn lại): Tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính.

Tác phẩm đề cập tới tình yêu làng quê và lòng yêu nước cùng tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra được thể hiện một cách chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai.

Tóm tắt nội dung tác phẩm Làng

Hoàn cảnh sáng tác Làng đã được giải đáp ở trên, nội dung này sẽ tóm tắt tác phẩm Làng chi tiết hơn.

Một tác phẩm viết về đề tài quen thuộc nhưng vẫn để lại những rung động sâu sắc trong lòng độc giả bởi tình yêu làng yêu nước và tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai- nhân vật trung tâm của tác phẩm.

Ông Hai là người làng Chợ Dầu đã đi tản cư đến nơi khác nhưng ở ông luôn nồng nàn tình yêu làng và luôn khắc khoải và làng của mình. Ông rất tự hào về làng của mình, ở nơi tản cư, đi đâu ông cũng kể với mọi người về truyền thống anh hùng, dũng cảm của làng mình với một niềm kiêu hãnh.

Khi ở nơi tản cư, ông hay nghĩ về làng, ông thấy “nhớ cái làng quá”. Ông nhớ những ngày cùng làm việc với anh em, cùng đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá. Ông phấn chấn, háo hức khi nghe được những tin hay về kháng chiến.

Một hôm, ông nghe được tin làng chợ Dầu theo giặc, người ta kể cho ông tường tận, chi tiết về cái làng ấy theo giặc ra sao vô cùng chân thực. Ông như sững sờ, vô cùng đau khổ, cảm thấy xấu hổ, nhục nhã. Ông đành gượng cười, lùi lũi đi về, hễ nghe ai nói đến Việt gian, theo giặc là lại xấu hổ, cúi mặt như đang nói mình.

Suốt mấy ngày, ông không đi đâu, không gặp ai, chỉ nói chuyện với đứa con cho vơi nỗi buồn, cho nhẹ bớt những đau khổ tinh thần. Đỉnh điểm là khi ông bị mụ chủ nhà đuổi đi vì cho rằng ông là người làng Việt gian. Dù rất yêu làng nhưng làng theo Tây thì ông phải thù, lòng yêu nước lớn hơn, bao trùm lên lòng yêu làng. 

Khi Ông Hai nghe được tin cải chính: Làng chợ Dầu không phải là làng Việt gian, không theo Tây. Ông sung sướng đi khoe với mọi người. Mặ dù nhà bị đốt, nhưng ông Hai lại rất vui mừng vì làng ông vẫn là làng kháng chiến. Tác phẩm thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư.

Từ một người nông dân yêu làng, ông Hai trở thành người công dân nặng lòng với kháng chiến.Tình yêu làng, yêu nước đã hòa làm một trong ý nghĩ, tình cảm, việc làm của ông Hai. Tình cảm ấy thống nhất,hòa quyện như tình yêu nước được đặt cao hơn, lớn rộng lên tình làng. Đây là nét đẹp truyền thống mang tinh thần thời đại. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Tác phẩm đề cập tới tình yêu làng quê và lòng yêu nước cùng tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra được thể hiện một cách chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai.

5/5 - (7 bình chọn)