Gen Z là gì? Thế hệ Z là gì?

  • Tác giả: Ngô Linh Trang |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 616 Lượt xem
5/5 - (3 bình chọn)

Thuật ngữ Gen Z đã không còn xa lạ với giới trẻ trong cả đời sống cũng như các nền tảng xã hội. Vậy Gen Z là gì?Thế hệ Z là gì? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây.

Gen Z là gì?

Gen Z (Thế hệ Z) là cụm từ để nói đến nhóm người được sinh trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến năm 2012. Tuy nhiên, một ý kiến cho rằng Gen Z là những người sinh từ 1997 đến 2015.

Ngoài ra, thế hệ trẻ đến tuổi trưởng thành trong thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21 này còn được gọi với nhiều cái tên khác như Gen Tech, Net Gen, Plurals, Zoomers, thế hệ Internet, Generation Z, iGen, iGeneration, Gen Wii, Digital Natives, Neo-Digital Natives, Founders, Homeland Generation, Post millennials, hay hậu Millennials…

Hầu hết các bạn trẻ gen Z là con của những người thuộc thế hệ gen X.

Trên thế giới, có khoảng 2,6 tỷ người thuộc thế hệ Z, chiếm khoảng ⅓ dân số. Tại Việt Nam, Gen Z có khoảng 15 triệu người, chiếm khoảng 25% lực lượng lao động quốc gia.

Thế hệ Z là nhóm kế tiếp sau thế hệ Millennials (Gen Y) và trước thế hệ Alpha (α), và thường là con cái của thế hệ X (sinh ra từ năm 1965 đến 1979).

Đặc điểm của thế hệ Gen Z

Hầu hết các thành viên thuộc thế hệ Z đều được tiếp xúc và sử dụng công nghệ từ nhỏ, nên họ cảm thấy rất thoải mái, rất dễ đón nhật với công nghệ, di động, Internet và các phương tiện truyền thông xã hội, từ Facebook, Google, Youtube, Instagram,… thế hệ Z đều có thể sử dụng và tìm kiếm thông tin nhanh chóng, không tốn nhiều công sức, nhưng không nhất thiết là phải có trình độ kỹ thuật số cao, khác với thế hệ Y, phần lớn nếu là người tiếp xúc và am hiểu về kỹ thuật số thường có trình độ chuyên môn cao.

Một số thế hệ khác

Ngoài thế hệ thế hệ Z, còn có những thế hệ khác với các tên gọi như:

+ Thế hệ Alpha (α): Nhóm người sinh ra từ năm 2013 đến 2025.

+ Thế hệ Y hay thế hệ Millennials: Nhóm người sinh ra từ năm 1980 đến năm 1994.

+ Thế hệ Xennials (Thế hệ vi mô, Oregon Trail hay Catalano): Nhóm người sinh ra từ năm 1975 đến 1985.

+ Thế hệ X (Generation X, Baby Bust, Latchkey, thế hệ MTV hay Gen X): Nhóm người sinh ra từ năm 1965 đến 1979.

+ Thế hệ Baby Boomer (Thế hệ bùng nổ dân số): Đây là nhóm người sinh ra từ năm 1946 đến 1964

+ Thế hệ Silent (Thế hệ im lặng): Nhóm người sinh ra từ năm 1925 đến 1945

+ Thế hệ The Greatest (Thế hệ vĩ đại nhất): Nhóm người sinh ra từ năm 1910 đến 1924

+ Thế hệ The Interbellum (Thế hệ giữa chiến tranh): Nhóm người sinh ra từ năm 1901 đến 1913

+ Thế hệ The Lost (Thế hệ đã mất, thế hệ lạc lõng): Nhóm người sinh ra từ năm 1890 đến 1915

Doanh nghiệp thích ứng với nhân sự Gen Z như thế nào?

Lứa thế hệ Gen Z đời đầu đã và đang dần trở thành lực lượng lao động quan trọng cho thời gian sắp tới. Vậy nên, một doanh nghiệp thành công cần phải biết thích ứng và điều chỉnh phù hợp để có thể tận dụng nguồn nhân tài mới mẻ và nhiều tiềm năng này. Sau đây là một số phương pháp:

Thứ nhất: Tính chất công việc linh động, tự do

Công việc với thời gian linh hoạt, thoải mái – điển hình là các công việc remote luôn thu hút rất nhiều các bạn trẻ Gen Z. Theo khảo sát từ Glints, 69,5% Gen Z thích làm việc theo hình thức hybrid (linh động làm việc tại văn phòng và làm việc từ xa).

Với khả năng làm việc độc lập tốt, tính chất công việc tự do, linh động sẽ giúp Gen Z phát huy hết sở trường và tư duy sáng tạo của mình.

Doanh nghiệp có thể cân nhắc mô hình làm việc kết hợp: online – offline, vừa mang lại cơ hội làm việc mới mẻ, vừa đảm bảo quản lý được các công việc đội nhóm của Gen Z trên văn phòng hiệu quả.

Thứ hai: Chấp nhận sự đa dạng

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: 63% Gen Z cảm thấy môi trường làm việc với sự đa dạng văn hóa, giáo dục, kỹ năng là vô cùng quan trọng. Công bằng và hợp tác nhân sự đa dạng chính là mấu chốt của một môi trường lý tưởng mà Gen Z tìm kiếm.

Bên cạnh đó, nhân viên tại các tổ chức doanh nghiệp đa dạng cũng có thể giữ chân nhân viên được lâu hơn – tầm chừng 5 năm.

Thứ ba: Thích ứng công nghệ

Hơn ¾ các bạn trẻ thuộc thế hệ Gen Z dành từ 1 tới 10 tiếng mỗi ngày để sử dụng và kết nối với các thiết bị điện tử, công nghệ.

Công nghệ là chìa khóa vàng của năng suất hiện đại. Doanh nghiệp và đội ngũ quản lý am hiểu và cởi mở với công nghệ mới chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm của nhóm nhân sự này. 

Một số ứng dụng công nghệ công ty có thể cân nhắc, chẳng hạn như: phần mềm tổ chức, quản lý Jira, công cụ giao tiếp Slack, nền tảng CMS, các thiết bị điện thoại và điện tử,… 

Mặt khác, để dễ dàng tiếp cận nhân sự Gen Z, công ty cần cần nhắc xây dựng thương hiệu tuyển dụng trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, hay Tiktok.

Thứ tư: Giao tiếp thường xuyên

Nhắn tin, những cuộc trao đổi ngắn qua email, hay chỉ đơn giản là sử dụng emoji và nhãn dán trong các cuộc hội thoại cũng giúp Gen Z thoải mái và dễ dàng kết nối với các thành viên còn lại.

Người quản lý có thể thường xuyên đưa ra các phản hồi, nhận xét ngắn gọn – đừng khiến chúng dài dòng, lê thê – cô đọng vấn đề rõ ràng và tạo cơ hội mở, tin tưởng để nhân viên Gen Z có thể tự do khám phá và hoàn thành tốt công việc của họ.

Trên đây là nội dung bài viết Gen Z là gì?Thế hệ Z là gì? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

5/5 - (3 bình chọn)