Đặt 3 câu theo mẫu ai là gì?

  • Tác giả: Vũ Thu Hà |
  • Cập nhật: 24/10/2022 |
  • Giáo dục |
  • 2630 Lượt xem
5/5 - (7 bình chọn)

Kiểu câu Ai là gì? là một câu thường gặp và được sử dụng rất phổ biến trên thực tế. Trong nội dung bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn Đặt 3 câu theo mẫu ai là gì? để các bạn học sinh có thể tham khảo trong quá trình làm bài tập.

Một số kiểu câu

Trước khi Đặt 3 câu theo mẫu ai là gì? thì cần nắm được chức năng giao tiếp và cách sử dụng câu.

Kiểu câu Ai- là gì? Ai- làm gì? Ai thế nào?
Chức năng giao tiếp Dùng để nhận định, giới thiệu về một người, một vật nào đó. Dùng để kể về hoạt động của người, động vật hoặc vật được nhân hóa. Dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật.
Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? – Chỉ người, vật

– Trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?

-Chỉ người, động vật hoặc vật được nhân hóa.

– Trả lời câu hỏi Ai? Con gì? Ít khi trả lời câu hỏi cái gì?( trừ trường hợp sự vật ở bộ phận đứng trước được nhân hóa.)

-Chỉ người, vật.

– Trả lời câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?

Bộ phận trả lời cho câu hỏi là gì? (làm gì?/ thế nào? ) – Là tổ hợp của từ “là” với các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất.

– Trả lời cho câu hỏi là gì? là ai? là con gì?

– Là từ hoặc các từ ngữ chỉ hoạt động.

– Trả lời cho câu hỏi làm gì?

– Là từ hoặc các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái.

– Trả lời cho câu hỏi thế nào?

Ví dụ Bạn Nam là lớp trưởng lớp tôi.

Chim công là nghệ sĩ múa của rừng xanh.

Ai?: Bạn Nam

Là gì?: Là lớp trưởng lớp tôi.

– Đàn trâu đang gặm cỏ trên cánh đồng.

Ai?: Đàn trâu

Làm gì?: đang gặm cỏ.

– Bông hoa hồng rất đẹp

– Đàn voi đi đủng đỉnh trong rừng.

Ai?: Đàn voi

Thế nào?: đi đủng đỉnh trong rừng.

Đặt 3 câu theo mẫu ai là gì?

Các em học sinh có thể tham khảo về nội dung Đặt 3 câu theo mẫu ai là gì? dưới đây:

– Bố em là kĩ sư xây dựng cầu đường.

– Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới của nước ta.

– Mẹ em là bác sĩ.

Bài tập về mẫu câu ai là gì?

Ngoài ví dụ về Đặt 3 câu theo mẫu ai là gì? có thể vận dụng vào làm một số bài tập sau đây.

Bài tập 1: Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu có câu kể Ai là gì ?

Mẫu 1:

Đây là ảnh chụp gia đình mình. Người ở ngồi trên ghế này là ông nội mình, ngồi bên cạnh là bà nội mình. Ở trong hình thôi mà ánh mắt của bà cũng toát lên được vẻ đẹp hiền từ.

Đứng cạnh ông nội là ba mình. Người ôm vai bà nội mình là mẹ mình đấy ! Trông mẹ mình thật là đẹp phải không? Cạnh mẹ mình là em gái nhỏ của mình. Em đang là học sinh lớp 2. Và đây là mình. Khi chụp tấm hình này mình đang học lớp năm, trông mình thật là buồn cười!

Mẫu 2:

Trong lớp, mình thuộc tổ 3. Tổ mình có 10 thành viên. Đây là bạn Thúy Anh là lớp phó học tập và bạn giỏi tất cả các môn. Đây là bạn Thu là một cây hài của lớp và luôn năng nổ trong các hoạt động của trường lớp. Bạn Nam là rất giỏi môn thể dục và chạy rất xa. Còn các bạn Mai, Lan, Tuyết, Hải, Bảo, An và mình là các tổ viên. Tổ của mình luôn hăng hái thi đua vào các hoạt động của lớp và các phong trào của trường. Mình rất vui và tự hào là thành viên của tổ.

Mẫu 3:

Tổ em là tổ bốn thuộc lớp 4A. Tổ gồm có tám bạn. Tổ trưởng là bạn Thục Linh, một người bạn dễ thương và học giỏi nhất tổ. Bảy bạn còn lại là: Nga, Hường, Liên, Thảo, Tuấn, Vương và em (tức Lê Tùng). Tổ chúng em là một tổ đoàn kết và có phong trào học tập sôi nổi nhất lớp, luôn được cô chủ nhiệm biểu dương. Đặc biệt, cả tám bạn còn lại là: Nga, Hường, Liên, Thảo, Tuấn, Vương và em (tên là Tùng).

Tổ chúng em là một tổ đoàn kết và có phong trào học tập sôi nổi nhất lớp, luôn được cô chủ nhiệm biểu dương. Đặc biệt, cả tám bạn trong tổ, bạn nào cũng là “diễn viên múa” của lớp. Hôm biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11, tiết mục múa “Em đi học” của tổ đạt giải nhất toàn trường. Mọi người đều khen chúng em múa đẹp, múa dẻo, và hồn nhiên tươi trẻ nữa. Một tiết mục đặc sắc. Tổ bốn của em là thế đó. Em rất vui và tự hào về tổ em.

Bài tập 2: Tìm câu kể Ai là gì? trong các đoạn văn dưới đây rồi ghi vào vở

a) (1) Nguyễn Tri phương là người Thừa Thiên. Hoàng Diệu là người Quảng Nam. (2) Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. (3) Nhưng các ông đã anh dũng hi sinh bảo vệ thành Hà Nội trong hai cuộc chiến đầu giữ thành năm 1873 và 1882. (4) Ở trung tâm Hà Nội ngày nay có hai đường phố đẹp mang tên hai ông.

b) (1) Ông Năm là dân ngụ cư của làng này. (2) Hồi ông mới ra chòi vịt, ông trầm lặng như một chiếc bóng.

c) (1) Tàu nào có hàng cần bốc lên là cần trục vươn tới. (2) Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân.

Hướng dẫn giải bài tập:

a) (1) Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên, (câu giới thiệu)

    (2) Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. (câu nêu nhận định)

b) (1) Ông Năm là dân ngụ cư của làng này. (câu giới thiệu)

    (2) Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân, (câu nêu nhận định)

5/5 - (7 bình chọn)