Đặc điểm địa hình châu Á

  • Tác giả: Ngọc Lan |
  • Cập nhật: 11/11/2021 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 323 Lượt xem
1/5 - (1 bình chọn)

Châu Á là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán cầu và Đông bán cầu. Châu Á rất giàu các nguồn tài nhiên thiên, như dầu mỏ và sắt…Có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển phần nào có nét khác biệt so với các châu lục còn lại. Một trong những yếu tố làm nên thế mạnh của châu lục này phải kể đến địa hình được coi là phức tạp và đa dạng nhất thế giới. Và nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm địa hình châu Á thì hãy cùng chúng tôi theo dõi ở bài viết dưới đây nhé.

Địa hình là gì?

Có thể chúng ta đã bắt gặp khái niệm này rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng như vô tuyến truyền cũng như trên sách báo..Tuy nhiên một định nghĩa khái quát và dễ hiểu thì địa hình chính là hình dạng bề mặt của trái đất nói chung hay của một khu vực nói riêng cùng với đó là sự phân bố của các yếu tố nằm trên bề mặt của nó như núi, đồi, đồng bằng.. Địa hình được phân biệt bởi các yếu tố địa hình, được đặc trưng bằng hình thái, trắc lượng hình thái, nguồn gốc và tuổi.

Hình thái địa hình: là hình dáng bên ngoài của các yếu tố cấu tạo địa hình, được coi là hình thái dương nếu nó lồi, ví dụ như một quả núi, cao nguyên, hay âm khi nó lõm như một bồn địa, tròn như một quả đồi hoặc nhọn như đỉnh núi đá..

Trắc lượng hình thái: Là hình thái biểu thị bằng kích thước chính xác của các yếu tố địa hình như diện tích, độ dài, độ cao tuyệt đối, độ sâu trung bình.

Đặc điểm địa hình châu Á

Quá trình hình thành phát triển lâu dài của thế giới nói chung và châu Á nói riêng, cùng với cấu tạo địa chất phức tạp đã làm cho địa hình châu Á có những nét rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh vị trí địa lý, đặc điểm về địa hình châu Á như độ cao, hướng các dãy núi chính, độ che phủ của rừng là những yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng lớn tới sự phân hóa khí hậu theo từng khu vực, lãnh thổ cụ thể.

– Sự phân chia bề mặt:

Nguồn gốc sự đa dạng của địa hình châu Á đã làm cho bề mặt bị chia cắt rất mạnh và phân hóa rõ rệt. Có thể nói châu lục này hội tụ đủ các dạng địa hình khác nhau, bao gồm các hệ thống núi và sơn nguyên cao đồ sộ, xen vào đó là các cánh đồng và nhiều các đồng bằng rộng lớn bậc nhất thế giới.

Các dãy núi trung bình và cao bao phủ khắp bề mặt châu lục, trong đó phải kể đến như dãy Hi-ma-lay-a có đỉnh E-vơ-ret cao 8848m – cao nhất thế giới. Núi K2 ( Trung Quốc và Pakistan) cao 8.611m. Dãy Côn Lôn cao 7.167m. Nhìn chung độ cao trung bình của hệ thống các núi này từ 5.000-6.000 m, ngoài ra có một số dãy núi cao hơn được mệnh danh như là nóc nhà của thế giới.

Ngoài các hệ thống núi cao địa hình cũng coi như được cân bằng lại bởi các đồng bằng thấp, rộng lớn và bằng phẳng như Tu-ran, Lưỡng Hà, Ấn-Hằng, Tây Xi-bia, Hoa Bắc, Hoa Trung…

– Hướng của hệ thống núi:

Sự ảnh hưởng của đơn vị kiến tạo và lịch sử phát triển lãnh thổ tác động rõ rệt tới hướng của các dãy núi. Hẹ thống ở châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó hai hướng chính là: đông-tây hoặc gần đông-tây, bắc-nam hoặc gần bắc-nam .

+ Hướng Đông-Tây hoặc gần Đông-Tây bao gồm các dãy núi chạy xuyên suốt từ bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Iran đến dãy Himalaya, cùng với các hệ thống núi của vùng Trung Á và Nội Á.

+ Hướng Bắc-Nam hoặc gần Bắc-Nam gồm các dãy núi chạy dài theo miền Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á như Ghat Đông, Ghat Tây của Ấn Độ, Đại Hưng An của , La-blô-nô-vôi của  Trương Sơn của Việt Nam…

Cac sơn nguyên cao đồ sộ: Sơn nguyên Trung-xi-bia, sơn nguyên Đê-Can, sơn nguyên A-rap, sơn nguyên Tây Tạng..

Các đồng bằng rộng lớn: Tu Ran, Ấn Hằng, Tây Xibia, Hoa Bắc, Hoa Trung, Lưỡng Hà

– Sự phân bố địa hình:

Nhìn chung địa hình châu Á chia cắt phức tạp, phân bố không đồng đều. Các núi và sơn nguyên

cao tập trung chủ yếu ở trung tâm tạo thành một vùng núi cao, hiểm trở và đồ sộ nhắt thế giới. Trên các núi có băng hà bao phủ quanh năm.Cấu tạo sơn văn của châu Á như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Tác động của các đại dương có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các hoạt động kinh tế-xã hội của con người.

Ảnh hưởng đến khí hậu: Cấu tạo bề mặt lục địa bị chia cắt mạnh có ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt, lượng mưa và sự phân hóa khí hậu rất phức tạp. Các bồn địa nằm giữa vùng núi và sơn nguyên cao mùa đông có nhiệt độ thấp hơn các vùng xung quanh và mùa hạ cao hơn. Bên cạnh đó địa hình còn làm lượng mưa trên châu Á phân bố không đồng đều. Ngoài ra do có hệ thống núi, cao nguyên đồ sộ chạy theo hướng Bắc Nam, hoặc gần Bắc Nam, Đông Tây hoặc gần Đông Tây và tập trung ở trung tâm làm ngăn cản sự ảnh hưởng của biển vào đất liền làm cho các sườn đón gió mưa nhiều, còn các sườn khuất gió mưa ít.

Trên đây là toàn bộ những nội dung liên quan đến khái niệm, đặc điểm địa hình châu Á và ảnh hưởng của địa hình tới các yếu tố tự nhiên và xã hội khác. Hi vọng những nội dung trên có thể giúp ích cho bạn đọc trong việc tìm hiểu về đặc điểm của địa hình châu Á.

1/5 - (1 bình chọn)