Bổ nhiệm là gì? Ví dụ về bổ nhiệm?

  • Tác giả: Phạm Thị Kim Oanh |
  • Cập nhật: 04/03/2024 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 4359 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Nhắc đến bổ nhiệm chắc hẳn nhiều người nghĩ ngay đến tính quyền lực nhà nước, song không ít người thắc mắc bổ nhiệm là gì? Pháp luật quy định như thế nào về bổ nhiệm? Thời hạn bổ nhiệm là bao nhiêu lâu?

Hiểu được những thắc mắc của đông đảo Khách hàng Luật Hoàng Phi thực hiện biên soạn bài viết dưới đây. Chúng tôi hi vọng những chia sẻ của chúng tôi về bài viết sẽ là tư liệu hữu ích phục vụ Khách hàng trong quá trình tìm hiểu về bổ nhiệm.

Bổ nhiệm là gì?

Bổ nhiệm là việc giao cho cá nhân giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước, giữ chức vụ trong doanh nghiệp bằng quyết định của của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc của người quản lý đứng đầu đơn vị.

Còn hiện tại trong Luật cán bộ, công chức có quy định Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.

Như vậy với những giải thích đưa ra khái niệm trên, chắc hẳn Khách hàng đã có được câu trả lời đúng cho câu hỏi Bổ nhiệm là gì? Tuy nhiên khi đi tìm hiểu về bổ nhiệm chúng ta cần nhìn nhận đây là việc làm mang tính chất của quyền lực nhà nước, của người giữ chức vụ lãnh đạo nhất định được nhà nước, cơ quan bổ nhiệm để góp phần kiện toàn bộ máy nhà nước và củng cố vững chắc bộ máy nhà nước, đảm bảo cho bộ máy hoạt động hiệu quả.

Vì bổ nhiệm thường mang tính quyền lực nhà nước, nên thông thường người có thẩm quyền bổ nhiệm sẽ căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn được giao cùng với nhu cầu công tác của đơn vị và khả năng của người được bổ nhiệm để từ đó ra quyết định bổ nhiệm theo đúng quy trình, trình tự yêu cầu.

Một số ví dụ về bổ nhiệm?

Ví dụ 1: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền ra quyết định bổ nhiệm các trưởng phòng của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân về trưởng phòng tài chính kế hoạch, trưởng phòng nội vụ, trưởng phòng tài nguyên môi trường, trưởng phòng lao động thương binh xã hội…

Ví dụ 2: Chủ tịch nước có quyền ra quyết định bổ nhiệm Phó thủ tướng Chính phủ, bổ nhiệm các bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ thông qua việc nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ và được sự phê chuẩn của Quốc hội;

Ví dụ 3: Tổng giám đốc của công ty TNHH đầu tư và sở hữu trí tuệ Minh Anh ra quyết định bổ nhiệm vị trí phó giám đốc cho ông Trần Quang Thái.

Trong công chức khi muốn được bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cần đáp ứng những điều kiện gì?

Để được bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì người nhận được bổ nhiệm cần đáp ứng được các quy định trong Luật cán bộ, công chức cụ thể là:

+ Đáp ứng đủ tiêu chuẩn cũng như điều kiện của chức vụ, chức danh được bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;

+ Có đầy đủ hồ sơ cá nhân và hồ sơ tài liệu phải được cơ quan có thẩm quyền xác minh rõ ràng và bắt buộc phải có bản kê khai tài sản theo quy định;

+ Người được bổ nhiệm phải nằm trong độ tuổi bổ nhiệm theo quy định;

+ Người được bổ nhiệm phải đủ sức khoẻ theo quy định của bộ y tế để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao;

+ Người được bổ nhiệm không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo theo quy định của pháp luật.

Lưu ý:  Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm  với cán bộ công chức giữ chức vụ lãnh đạo là nhiệm kỳ 05 năm, trừ trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và của cơ quan có thẩm quyền có những quy định riêng khác.

Trên đây là những chia sẻ của Luật hoàng Phi trong việc giải đáp các thắc mắc liên quan đến Bổ nhiệm là gì cùng một số vấn đề liên quan. Trong quá trình tham khảo nội dung bài viết, có điều gì chưa nắm rõ quy định, các thông tin Khách hàng vui lòng liên hệ 1900.6557 để được hỗ trợ tận tâm nhất.

>>>>>>> Tham khảo: Mẫu quyết định bổ nhiệm

5/5 - (5 bình chọn)