Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Hành vi phạm tội là gì?

Hành vi phạm tội là gì?

(Cập nhật: 13/08/2021 | 13:45)

Hành vi phạm tội là gì?
Hành vi phạm tội là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh,

5/5 - (5 bình chọn)

Hành vi phạm tội là gì?

Hành vi phạm tội là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Khi nhắc đến lĩnh vực hình sự thì chắc hẳn định nghĩa tội phạm được nhắc đến phổ biến và được biết đến nhiều nhất, nhưng rất ít người hiểu được chính xác định nghĩa này. Định nghĩa tội phạm thường được hiểu là một tên gọi dùng để gọi người có hành vi phạm tội.

Tuy nhiên, theo pháp luật hình sự, tội phạm chính là hành vi phạm tội hay nói ngược lại hành vi phạm tội chính là tội phạm, cụ thể: Hành vi phạm tội (tội phạm) là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy định trong luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện và phải chịu hình phạt.

Các loại hành vi phạm tội

Căn cứ vào tính phân hóa trách nhiệm hình sự và hậu quả pháp lý, có thể phân ra thành 04 loại hành vi phạm tội, cụ thể là:

– Tội phạm ít nghiêm trọng;

– Tội phạm nghiêm trọng;

– Tội phạm rất nghiêm trọng;

– Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

Hành vi gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong xã hội là hành vi phạm tội?

Khẳng định “Hành vi gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong xã hội là hành vi phạm tội” không hoàn toàn đúng trong một số trường hợp. Để kết luận hành vi gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong xã hội có phải là hành vi phạm tội hay không cần phải căn cứ vào các dấu hiệu sau:

Thứ nhất: Chủ thể thực hiện hành vi. Chủ thể thực hiện hành vi phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc phải là pháp nhân thương mại theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đôi, bổ sung 2017).

Thứ hai: Hành vi đó phải được mô tả và quy định trong Bộ luật Hình sự.

Thứ ba: Hậu quả do hành vi phạm tội gây ra phải xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, như xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Thứ tư: Hành vi gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong xã hội đó không thuộc vào các trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Chương IV Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), cụ thể có trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong xã hội đó là:

– Sự kiện bất ngờ (Điều 20);

– Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 21);

– Phòng vệ chính đáng (Điều 22);

– Tình thế cấp thiết (Điều 23);

– Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (Điều 24);

– Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ (Điều 25);

– Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (Điều 26).

Bởi vậy, nếu một hành vi gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong xã hội thỏa mãn bốn dấu hiệu trên thì sẽ được coi là hành vi phạm tội.

Mọi trái pháp luật đều phạm tội?

Cũng như phân tích khẳng định trên, không phải tất cả các hành vi trái pháp luật đều phạm tôi. Cần phải căn cứ vào bốn dấu hiệu sau:

Thứ nhất: Chủ thể thực hiện hành vi. Chủ thể thực hiện hành vi phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc phải là pháp nhân thương mại theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đôi, bổ sung 2017).

Thứ hai: Hành vi đó phải được mô tả và quy định trong Bộ luật Hình sự.

Thứ ba: Hậu quả do hành vi gây ra phải xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, như xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Thứ tư: Hành vi đó không thuộc vào các trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Chương IV Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), cụ thể có trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi phạm tội đó là:

– Sự kiện bất ngờ (Điều 20);

– Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 21);

– Phòng vệ chính đáng (Điều 22);

– Tình thế cấp thiết (Điều 23);

– Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (Điều 24);

– Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ (Điều 25);

– Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (Điều 26).

>>>Tham khảo : Mẫu đơn tố cáo

>>>Tham khảo : Văn phòng công chứng

>>>Tham khảo : Mẫu giấy ủy quyền

Tin liên quan

Bài cùng chuyên mục