Trang chủ » sản xuất của cải vật chất là gì » Thành phần quan trọng nhất của máy tính là?

Thành phần quan trọng nhất của máy tính là?

(Cập nhật: 04/03/2024 | 12:51)

Thành phần quan trọng nhất của máy tính là bộ xử lý trung tâm, đây được xem như là bộ não của máy tính, có chức năng xử lý mọi thông tin và dữ liệu nhập vào máy tính, giúp máy tính có thể vận hành và xử lý trơn tru mọi tác vụ yêu cầu.

5/5 - (7 bình chọn)

Máy tính là một trong những thiết bị công nghệ phổ biến và quen thuộc đới với nhiều người hiện nay. Thành phần quan trọng nhất của máy tính là?

Câu hỏi: 

Thành phần quan trọng nhất của máy tính là?

A. Bộ nhớ ngoài

B. Bộ xử lí trung tâm

C. Thiết bị vào/ra

D. Bộ nhớ trong

Đáp án đúng B.

Thành phần quan trọng nhất của máy tính là bộ xử lí trung tâm, bộ vi xử lý trung tâm được coi như bộ não của chiếc máy vi tính có rất nhiều mạch vào để nhận các lệnh điều khiển đưa vào, sau khi xử lý các thông tin đó và kết hợp với các lệnh mặc định đã được cài đặt sẵn sẽ tạo ra các lệnh điều khiển dẫn đến mọi nơi để quản lí toàn bộ chiếc máy tính.

Giải thích đáp án đúng là đáp án B do:

Thành phần quan trọng nhất của máy tính là bộ xử lý trung tâm, đây được xem như là bộ não của máy tính, có chức năng xử lý mọi thông tin và dữ liệu nhập vào máy tính, giúp máy tính có thể vận hành và xử lý trơn tru mọi tác vụ yêu cầu.

Các bộ phận trên và trong thùng CPU gồm: Bộ vi xử lý, Card màn hình, Ram, Ổ cứng, cổng giao tiếp, quạt tản nhiệt và các bộ phận nhỏ khác.

CPU (viết tắt là Central Processing Unit) là nơi có chứa các bộ vi xử lý. Đây là một trong những bộ phận quan trọng nhất của máy tính, quyết định đến sự sống còn và hiệu suất của cả phần cứng và phần mềm trên máy tính.

Trong đó, hai hãng sản xuất CPU nổi tiếng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay đó là Intel và AMD, với kiểu kiến trúc CPU quen thuộc là 32 bit và 64 bit.

Đây là bộ phận cơ bản của máy tính thể hiện sức mạnh và là trung tâm xử lý mọi dữ liệu của máy tính.

Bộ xử lý trung tâm CPU gồm có 3 bộ phận chính: 

– Bộ điều khiển (CU – Control Unit): Có nhiệm vụ xử lý và thông dịch các lệnh của chương trình và điều khiển hoạt động xử lý, được điều tiết chính xác bởi xung nhịp đồng hồ hệ thống. 

– Khối tính toán ALU (Arithmetic Logic Unit): Có chức năng thực hiện các lệnh của đơn vị điều khiển và xử lý tín hiệu. 

– Các thanh ghi (Registers): Có nhiệm vụ ghi mã lệnh trước khi xử lý và ghi kết quả sau khi xử lý.

Tốc độ xử lý CPU là tần số tính toán và làm việc của CPU được đo bằng đơn vị GHz hoăc MHz.

Ví dụ như dòng chíp Intel Core i3 thì xung nhịp cao hơn, tốc độ xử lý nhanh hơn và khả năng làm việc cũng tốt hơn. Nhưng nếu giữa 2 dòng chíp khác nhau đó là Core i3 hai nhân xung nhịp 2.2 Ghz và Intl Pentium Dual Core 2.3 Ghz thì không thể so sanh ngay được bởi vì tốc độ xử lý của laptop hay PC phụ thuộc rất nhiều vào bộ nhớ đệm Cache, RAM, chíp độ họa, ổ cứng. 

Tin liên quan

Bài cùng chuyên mục