Bãi nhiệm là gì?

(Cập nhật: 04/03/2024 | 16:15)

Bãi nhiệm là (chế độ kỷ luật) buộc thôi giữ chức vụ do bầu cử trước khi hết nhiệm kỳ đối với người được giao giữ chức vụ có hành vi ci phạm pháp luật, vi phạm về phẩm chất đạo đức không còn xứng đáng giữ chức vụ được giao ở các cơ quan nhà nước.

5/5 - (5 bình chọn)

Bãi nhiệm đã không còn là khái niệm xa lạ với tất cả cúng ta, nhưng không phải ai cũng có những kiến thức cơ bản về bãi nhiệm, cũng như hiểu rõ sự khác biệt đối với việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Trong bài viết lần này chúng tôi sẽ cung cấp cho Quý bạn đọc thêm những kiến thức cơ bản nhất xoay quanh vấn đề bãi nhiệm là gì?

Bãi nhiệm là gì?

Bãi nhiệm là (chế độ kỷ luật) buộc thôi giữ chức vụ do bầu cử trước khi hết nhiệm kỳ đối với người được giao giữ chức vụ có hành vi ci phạm pháp luật, vi phạm về phẩm chất đạo đức không còn xứng đáng giữ chức vụ được giao ở các cơ quan nhà nước.

Trường hợp bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, thì Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định việc đưa ra Quốc hội bãi nhiệm hoặc đưa ra cử tri bãi nhiệm theo đề nghị của Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, mặt trận tổ quốc tỉnh hoặc của cử tri.

Trường hợp bãi nhiệm đại biểu hội đồng nhân dân ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp phường, xã, thì thường trực Hội đồng nhân dân và cấp Ủy ban nhân dân cùng cấp, ở cấp phường xã, chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định đưa ra Hội đồng nhân dân hoặc cử tri bãi nhiệm, theo đề nghị của Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp.

Việc bãi nhiễm phải được hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành. Trường hợp của tri bãi nhiệm thì việc bãi nhiệm được tiến hành ở đơn vị bầu cử nơi bầu ra đại biểu đó và theo thể thức do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

Việc bãi nhiệm những người do Quốc hội bầu (chủ tịch, phó chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội…) do Quốc hội biểu quyết.

Phân biệt bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm

Về đối tượng áp dụng: Đối tượng áp dụng bổ nhiệm: cán bộ, công chứng; Đối tượng áp dụng miễn nhiệm: cán bộ công chức; Đối tượng áp dụng bãi nhiệm: cán bộ. Từ việc tìm hiểu quy định Bãi nhiệm là gì, dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến bổ nhiệm, miễn nhiệm để Khách hàng biết cách phân biệt giữa 03 hình thức này.

Thứ nhất: Xét về khái niệm

– Bổ nhiệm là cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.

– Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.

– Bãi nhiệm là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ.

Thứ hai: Xét về thời điểm diễn ra bổ nhiệm, miễn nhiệm và bãi nhiệm

– Bổ nhiệm: khi cá nhân đủ điều kiện đảm nhiệm chức vụ, chức danh theo yêu cầu.

– Miễn nhiệm:

+ Đối với cán bộ: Cán bộ có 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị miễn nhiệm bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; Cán bộ có thể chủ động xin miên nhiệm khi Không đủ sức khỏe, Không đủ năng lực, uy tín, Theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc Vì lý do khác.

+ Đối với công chức: Được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển, bố trí, phân công công tác khác mà không được kiêm nhiệm chức vụ cũ; Không đủ sức khỏe để tiếp tục lãnh đạo, quản lý; Không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước nhưng chưa đến mức bị kỷ luật; Không đủ năng lực, uy tín để làm việc; Vi phạm quy định của cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ chính trị nộ bộ.

– Bãi nhiệm: Cán bộ vi phạm quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008, các quy định khác của pháp luật có liên quan thì sẽ bị xem xét bãi nhiệm.

Thứ ba: Đối với hệ quả pháp lý

– Bổ nhiệm: Cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.

– Miễn nhiệm:

+ Cán bộ sẽ thôi không còn làm việc tại cơ quan, đơn vị nhà nước nữa.

+ Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi từ chức hoặc miễn nhiệm được bố trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo hoặc nghỉ hưu, thôi việc.

+ Công chức lãnh đạo, quản lý xin miễn nhiệm nhưng chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

– Bãi nhiệm:  Không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh.

Như vậy, trên đây là toàn bộ những nội dung xoay quanh vấn đề bãi nhiệm là gì mà chúng tôi muốn gửi tới quý khách hàng tham khảo. Khách hàng theo dõi nội dung bài, có thắc mắc vui lòng phản hồi trực tiếp để nhân viên hỗ trợ.

Tin liên quan

Bài cùng chuyên mục