Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của yếu tố nào?
Trong sự phát triển của nền kinh tế hiện đại, từ khóa “xu thế toàn cầu hóa” không còn quá xa lạ nữa. Tuy nhiên, xu thế toàn cầu hóa là gì? Nó bắt đầu từ đâu? Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của yếu tố nào? Thì không phải tất cả mọi người đều nắm rõ được. Thông qua bài viết này, Chúng tôi xin được giải đáp giúp Quý bạn đọc một vài thắc mắc trên.
Xu thế toàn cầu hóa là gì?
Xu thế toàn cầu hóa là một trong những ước muốn là các quốc gia, khu vực trên thế giới đang hướng tới. Toàn cầu hóa được hiểu là sự phổ biến của các sản phẩm, công nghệ thông tin và việc làm xuyên biên giới, xuyên quốc gia, khu vực, đồng thời cũng là sự tiếp thu và trao đổi văn hóa giữa các quốc gia.
Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của yếu tố nào?
Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện từ những năm 80 của thế kỷ XX, và được thể hiện rõ nét hơn từ khi Chiến tranh lạnh bắt đầu kết thúc.
Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.
Xét về bản chất, xu hướng toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, hay những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, đồng thời cũng phụ thuộc lãn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
Một số vấn đề cơ bản của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ
Về nguồn gốc ra đời:
– Do nhu cầu lao động sản xuất và nhu cầu sinh hoạt của con người.
– Do sự bùng nổ dân số.
– Do sự vơi cạn của tài nguyên thiên nhiên.
Về đặc điểm:
– Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Vì khác với cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII, trong cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học đi trước một bước để mở đường cho kỹ thuật, đến lượt mình, kỹ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất.
Về quá trình phát triển:
– Giai đoạn 1: Từ những năm 40 đến sau cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu (năm 1973): Cuộc cách mạng kỹ thuật tập trung vào các lĩnh vực khoa học cơ bản.
– Giai đoạn 2: Từ năm 1973 đến nay: Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật được xem là cuộc cách mạng công nghệ. Vì:
+ Xuất hiện nhiều công nghệ mới như Công nghệ thông tin, sinh học, Nano, …
+ Xuất hiện nhiều năng lượng mới, vật liệu mới: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nguyên tử, …
+ Sự xuất hiện của máy tính thứ ba: máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động, …
Biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa
Xu thế toàn cầu hóa được biểu hiện rõ nét thông qua các lĩnh vực sau đây:
Thứ nhất: Sự phát triển của thương mại quốc tế
Từ sau chiến thanh thế giới lần thứ hai (1945) đến cuối những năm 90 của thế kỷ XX, giá trị trao đổi thương mại trên phạm vi quốc tế đã tăng lên 12 lần. Sự phát triển của thương mại quốc tế là sự biểu hiện rõ nét về mối quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau hay tính quốc tế của nền kinh tế các quốc gia, các khu vực, các dân tộc trên thế giới.
Thứ hai: Sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Liên hợp quốc, khoảng 500 công ty xuyên quốc gia lớn kiểm soát tới 25% tổng số sản phẩm trên thế giới và giá trị trao đổi của các công ty này có thể tương đương tới ¾ giá trị thương mại toàn cầu tính tới thời điểm hiện tại.
Thứ ba: Sự phát triển mạnh mẽ của việc sát nhập các công ty thành các tập đoàn lớn (biểu hiện rõ nhất là trong lĩnh vực khoa học) sau đó là đến các công ty đa ngành, đa nghề, … nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Thứ tư: Sự ra đời của các tổ chức kinh tế – tài chính quốc tế
Các tổ chức đó có thể là Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ quốc tế (MF), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), …
Các tổ chức này ngày càng có vai trò to lớn trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực.
Tác động của xu thế toàn cầu hóa
Tác động về mặt tích cực:
– Toàn cầu hóa thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của quá trình xã hội hóa lực lượng sản xuất.
– Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao vượt bậc.
– Làm chuyển biến cơ cấu nền kinh tế một cách rõ nét theo hướng tích cực.
– Tất cả những tác động này làm đòi hỏi phải có sự cải cách nền kinh tế sâu và rộng để nâng cao hiệu quả và tăng cường sự cạnh tranh trên thị trường.
Tác động về mặt tiêu cực:
– Làm gia tăng sự bất công trong xã hội, làm phân hóa mối quan hệ giàu nghèo một các rõ rệt trong nội bộ từng quốc gia và có thể là bao trùm giữa các quốc gia trên thế giới.
– Đời sống con người kém an toàn hơn, bởi dễ dàng bị cuốn vào những cuộc đấu tranh chính trị, hay tác động xấu của nền kinh tế.
– Có nguy cơ bị đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
Trên đây là đáp án cho câu hỏi Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của yếu tố nào? và một số vấn đề khác liên quan. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và làm việc. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn.

Cách đặt tên thương hiệu hay và ấn tượng
Cập nhật: 12/11/2021

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì?
Cập nhật: 12/11/2021

Quản trị thương hiệu là gì? Chiến lược quản trị thương hiệu
Cập nhật: 12/11/2021

Nhượng quyền thương hiệu là gì? Hình thức nhượng quyền thương hiệu
Cập nhật: 12/11/2021

Cách xây dựng thương hiệu cá nhân hay nhất
Cập nhật: 12/11/2021

Đại sứ thương hiệu là gì? Vai trò của đại sứ thương hiệu
Cập nhật: 12/11/2021

Tam thất có tác dụng gì?
Cập nhật: 12/11/2021

Táo đỏ có tác dụng gì?
Cập nhật: 12/11/2021

Nấm linh chi có tác dụng gì?
Cập nhật: 12/11/2021

Hạt chia có tác dụng gì?
Cập nhật: 12/11/2021

Lá vối có tác dụng gì?
Cập nhật: 12/11/2021

Hoa đu đủ đực có tác dụng gì?
Cập nhật: 12/11/2021

Dầu dừa có tác dụng gì?
Cập nhật: 12/11/2021

Uống nước dừa có tác dụng gì?
Cập nhật: 12/11/2021

Ăn dứa có tác dụng gì?
Cập nhật: 12/11/2021

Cây xạ đen có tác dụng gì?
Cập nhật: 12/11/2021

Bột sắn dây có tác dụng gì?
Cập nhật: 12/11/2021

Lá tía tô có tác dụng gì?
Cập nhật: 12/11/2021

Hướng dẫn lắp đặt máy điều hòa chi tiết từ A-Z
Cập nhật: 12/11/2021

Thẻ tín dụng là gì? Lợi ích khi sử dụng thẻ tín dụng
Cập nhật: 12/11/2021

Ý tưởng kỷ niệm ngày thành lập công ty
Cập nhật: 12/11/2021

Quốc hội là cơ quan gì?
Cập nhật: 12/11/2021

Nha Trang thuộc miền nào?
Cập nhật: 12/11/2021

Phú Thọ – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 12/11/2021

Hải Phòng – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 12/11/2021

Lâm Đồng thuộc miền nào? Lâm Đồng có gì chơi?
Cập nhật: 12/11/2021

Nghệ An Thuộc Miền Nào – Thanh Hóa Nghệ An Là Miền Trung Hay Bắc
Cập nhật: 12/11/2021

Bình Phước – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 12/11/2021

Tìm hiểu về tỉnh Quảng Nam thuộc miền nào của Việt Nam
Cập nhật: 12/11/2021

Tổng quan về Quảng Trị
Cập nhật: 12/11/2021

Thanh Hóa – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 12/11/2021

Nam Định – Wikipedia tiếng Việt
Cập nhật: 12/11/2021

Từ 01/7/2023: Ai được tăng lương?
Cập nhật: 12/11/2021

Cha mẹ ly hôn phải cấp dưỡng cho con đến bao nhiêu tuổi?
Cập nhật: 12/11/2021

Chồng vay tiền để đánh bạc, vợ có nghĩa vụ phải trả nợ không
Cập nhật: 12/11/2021