Xin giấy phép mạng xã hội
Ngày nay với tốc độ phát triển mạnh mẽ của xã hội, các hình thức kinh doanh, hợp tác, giao lưu trên internet xuất hiện ngày càng nhiều. Vì thế các trang mạng xã hội là đối tượng thuộc quyền quản lý của nhà nước. Theo đó, nhà nước ban hành quy định phải đăng ký xin giấy phép mạng xã hội đối với tất cả các website có cung cấp dịch vụ mạng xã hội.
Như vậy, doanh nghiệp xây dựng website có cung cấp dịch vụ mạng xã hội đều bắt buộc phải xin giấy phép mạng xã hội. Doanh nghiệp sau khi đã đáp ứng đủ điều kiện, chuẩn bị tài liệu và hồ sơ theo quy định pháp luật thì cần nộp và xin giấy phép mạng xã hội ở đâu? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc giúp bạn đọc.
Giấy phép mạng xã hội là gì?
Giấy phép mạng xã hội là loại giấy phép do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho tổ chức, doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện, thiết lập website có tính năng cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác (website mạng xã hội).
Xin giấy phép mạng xã hội ở đâu?
Hiện nay các văn bản do nhà nước ban hành là cơ sở pháp lý cho hoạt động thiết lập mạng xã hội trên mạng và cấp giấy phép cho hoạt động này. Theo đó, các văn bản pháp luật quy định về vấn xin giấy phép mạng xã hội bao gồm:
– Nghị định 72/2013/NĐ-CP Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
– Nghị định 27/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.
Sau khi tìm hiểu sơ bộ về giấy phép mạng xã hội là gì? Các doanh nghiệp, độc giả có thể có căn cứ và xem xét website tổ chức, doanh nghiệp của bạn có phải làm thủ tục xin giấy phép mạng xã hội hay không? Nếu tổ chức, doanh nghiệp của bạn có website với những tính năng như đã đề cập ở trên sẽ phải làm thủ tục xin giấy phép mạng xã hội tại cơ quan có thẩm quyền cấp phép đăng ký thành lập mạng xã hội. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền cấp phép đăng ký thành lập mạng xã hội là Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Trực thuộc Bộ thông tin và truyền thông).
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép mạng xã hội
Để xin cấp giấy phép mạng xã hội các doanh nghiệp, tổ chức cần phải thực hiện theo những yêu cầu và quy định như sau:
Thứ nhất: Đáp ứng điều kiện để được cấp giấy phép mạng xã hội
Tổ chức, doanh nghiệp được cấp Giấy phép thiết lập mạng xã hội khi đáp ứng đủ 5 điều kiện sau: Một là điều kiện về ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với nội dung thông tin cung cấp; hai là điều kiện về tổ chức, nhân sự đối với trang mạng xã hội; ba là điều kiện về tên miền; bốn là điều kiện về kỹ thuật đối với trang mạng xã hội; năm là điều kiện về quản lý nội dung thông tin đối với trang mạng xã hội
Do đó, một lưu ý quan trọng đối với các tổ chức doanh nghiệp đang có nhu cầu hoặc mong muốn xin giấy phép mạng xã hội nhưng nếu không đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên sẽ không được cấp giấy phép mạng xã hội.
Thứ hai: Tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục xin giấy phép mạng xã hội
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ xin giấy phép mạng xã hội được lập thành 01 bộ, bao gồm các giấy tờ như sau đây:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội (theo Mẫu);
– Bản sao hợp lệ bao gồm bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao đối chiếu với bản gốc một trong các loại giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định thành lập; Điều lệ hoạt động (đối với các tổ chức hội, đoàn thể);
– Đề án hoạt động có chữ ký, dấu của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép, bao gồm các nội dung chính: Các loại hình dịch vụ; phạm vi; lĩnh vực thông tin trao đổi; phương án tổ chức nhân sự, kỹ thuật, quản lý thông tin, tài chính nhằm bảo đảm hoạt động của mạng xã hội; thông tin địa điểm đặt hệ thống máy chủ tại Việt Nam;
– Thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội phải có tối thiểu các nội dung xác định quyền nghĩa vụ của đơn vị quản lý mạng xã hội và người sử dụng mạng xã hội.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp, tổ chức nộp hồ sơ xin giấy phép mạng xã hội tại cơ quan có thẩm quyền cấp phép đăng ký thành lập mạng xã hội là Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Trực thuộc Bộ thông tin và truyền thông).
Cách thức nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mạng xã hội:
Theo đó, tổ chức, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mạng xã hội bằng các cách thức sau đây: Một là nộp hồ sơ thành lập mạng xã hội tại trụ sở chính Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử tại Tầng 9, Tòa nhà Cục Tần số vô tuyến điện, 115 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội; hai là nộp hồ sơ thành lập mạng xã hội qua đường bưu điện; ba là nộp hồ sơ thành lập mạng xã hội online qua internet qua cổng thông tin điện tử mạng xã hội có địa chỉ tại: https://dvc.mic.gov.vn
Bước 3: Nhận kết quả đăng ký giấy phép mạng xã hội
Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, cấp giấy phép mạng xã hội theo quy định. Trường hợp từ chối, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời và nêu rõ lý do từ chối.
Đối với trường hợp cần sửa đổi bổ sung hồ sơ thì doanh nghiệp phải thực hiện và tiến hành lại thủ tục (đợi thêm thời gian là 30 ngày.
Khi có nhu cầu xin giấy phép mạng xã hội, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới Công ty Luật Hoàng Phi để tham khảo thông tin và yêu cầu sử dụng dịch vụ.

Thủ tục thành lập công ty tại Lâm Đồng
Cập nhật: 04/05/2023

Thủ tục thành lập công ty tại huyện Phú Xuyên
Cập nhật: 04/05/2023

Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh?
Cập nhật: 04/05/2023

Đăng ký nhãn hiệu cho sàn thương mại điện tử
Cập nhật: 04/05/2023

Việc góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên như thế nào?
Cập nhật: 04/05/2023

Mất giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có xin lại được không?
Cập nhật: 04/05/2023

Ví dụ về vốn điều lệ công ty cổ phần
Cập nhật: 04/05/2023

Mã Ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm?
Cập nhật: 04/05/2023

Mã ngành nghề kinh doanh phòng cháy chữa cháy
Cập nhật: 04/05/2023

Mã ngành nghề kinh doanh spa
Cập nhật: 04/05/2023

Mã ngành nghề xử lý rác thải?
Cập nhật: 04/05/2023

Hồ sơ gia hạn giấy phép lao động gồm những gì?
Cập nhật: 04/05/2023

Miễn giấy phép lao động là gì?
Cập nhật: 04/05/2023

Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần mới nhất
Cập nhật: 04/05/2023

Thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ?
Cập nhật: 04/05/2023

Phương án tăng vốn điều lệ công ty cổ phần như thế nào?
Cập nhật: 04/05/2023

Hướng dẫn Thủ tục tăng vốn điều lệ Công ty TNHH
Cập nhật: 04/05/2023

Hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty cổ phần mới nhất 2023
Cập nhật: 04/05/2023

Tăng vốn điều lệ công ty cổ phần đề làm gì?
Cập nhật: 04/05/2023

Tăng vốn điều lệ có lợi gì?
Cập nhật: 04/05/2023

Hạch toán tăng vốn điều lệ công ty cổ phần
Cập nhật: 04/05/2023

Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh
Cập nhật: 04/05/2023

Thủ tục đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh
Cập nhật: 04/05/2023

Lý do tạm ngừng kinh doanh công ty?
Cập nhật: 04/05/2023

Chi phí thay đổi ngành nghề kinh doanh năm 2023
Cập nhật: 04/05/2023

Thay đổi ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần năm 2023
Cập nhật: 04/05/2023

Doanh nghiệp nợ thuế có được tạm ngừng kinh doanh không?
Cập nhật: 04/05/2023

Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh mới nhất
Cập nhật: 04/05/2023

Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện 2023
Cập nhật: 04/05/2023

Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh năm 2023 thế nào?
Cập nhật: 04/05/2023

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể 2023
Cập nhật: 04/05/2023

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần mới nhất
Cập nhật: 04/05/2023

Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh qua mạng
Cập nhật: 04/05/2023

Có được tạm ngừng kinh doanh quá 2 năm không?
Cập nhật: 04/05/2023

Thủ tục thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh chi nhánh
Cập nhật: 04/05/2023