Vùng lãnh hải là vùng biển gì?

  • Tác giả: Vũ Thu Hà |
  • Cập nhật: 25/05/2022 |
  • Giáo dục |
  • 3396 Lượt xem
5/5 - (4 bình chọn)

Lãnh hải là vùng biển nằm giữa vùng nước nội thuỷ và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Vậy vùng lãnh hải là vùng biển gì? Quy định quốc tế trong vùng lãnh hải?

Khách hàng quan tâm những nội dung trên vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm các thông tin hữu ích.

Khái niệm về lãnh hải

– Lãnh hải là vùng biển nằm giữa vùng nước nội thuỷ và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.

– Chủ quyền trên lãnh hải không phải là tuyệt đối như trên các vùng nước nội thủy, do sự thừa nhận quyền qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài ttong lãnh hải.

– Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng một cách hoàn toàn và riêng biệt đến vùng ười trên lãnh hải cũng như đến đáy và lòng đất dưới đáy của vùng biển này. Trong vùng trời bên trên lãnh hải không tồn tại quyền qua lại không gây hại cho các phương tiện bay.

– Vùng lãnh hải là vùng biển tiếp liền bên ngoài vùng nước nội thủy của quốc gia. Đối với Việt Nam, vùng lãnh hải có chiều rộng tối đa là 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngoài, trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với các quốc gia láng giềng có quy định khác thì áp dụng điều ước quốc tế, lãnh hải của Việt Nam bao gồm:

+ Lãnh hải của phần đất liền;

+ Lãnh hải của các đảo, quần đảo.

– Việc xác định bề rộng thực tế và ranh giới phía ngoài của lãnh hải phụ thuộc vào vạch đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Đường cơ sở này sẽ được xác định theo ngấn nước thủy triều thấp nhất. Các đảo ven bờ có thể được chọn làm điểm cơ sở để vạch đường cơ sở lãnh hải.

Quy định quốc tế trong vùng lãnh hải

– Nhiều người thường có thắc mắc rằng việc quy định các quyền lợi trong lãnh hải là gì khi các quốc gia tham gia hợp tác quốc tế. Để giải đáp thắc mắc này cần hiểu rõ bản chất pháp lý của vùng lãnh hải là gì trong quy định.

– Trong vùng lãnh hải, các quốc gia được thực hiện chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ, ngoại trừ quyền “đi qua không gây hại” của tàu thuyền nước ngoài theo nguyên tắc tự do đi lại hàng hải.

– Luật biển quốc tế được coi như là một “lãnh thổ chìm”, một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, trên đó quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt về vấn đề phòng thủ quốc gia, về cảnh sát, thuế quan, khai thác tài nguyên thiên nhiên,…

– Quyền đi qua không gây hại là nguyên tắc tập quán của luật quốc tế, được thừa nhận bằng thực tiễn của các quốc gia. Tàu thuyền được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, trừ tàu quân sự cần phải có thông báo trước.

– Về cơ bản đi qua không gây hại được xem là các hành vi không làm, trật tự, an ninh quốc gia ven biển. Đối với Việt Nam cũng đã ký các văn bản pháp luật về biên giới quốc gia cũng như các văn bản quốc tế liên quan, cụ thể như các hành vi của tàu thuyền nước ngoài đi qua cần đảm bảo an toàn hàng hải, điều phối giao thông biển, bảo vệ các sinh vật và môi trường sinh thái biển.

– Tuy nhiên, chủ quyền dành cho quốc gia ven biển trên lãnh hải không phải là tuyệt đối như trên các vùng nước nội thủy, bởi vì tàu thuyền các nước khác được đi qua không gây hại trong lãnh hải nhưng các quốc gia ven biển có quyền ấn định các tuyến đường, quy định việc phân chia các luồng giao thông dành cho tàu nước ngoài đi qua lãnh hải nhằm đảm bảo chủ quyền, an ninh quốc gia và lợi ích của mình.

Xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải

– Phù hợp với thực tiễn địa hình các quốc gia và luật quốc tế, khoa học luật quốc tế phổ biến hai phương pháp vạch đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải:

+ Đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải của một quốc gia chính là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển như được thể hiên trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận… Đối với các đảo cấu tạo bằng san hô hoặc các đảo có đá ngầm ven bờ bao quanh, phương pháp đường cơ sở thông thường cũng được áp dụng. Ưu điểm của phương pháp này là phản ánh đúng đường bờ biển của các nước và hạn chế bớt sự mở rộng các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia. Hạn chế chủ yếu là rất khó áp dụng đối vớỉ các bờ biển khúc khuỷu, phức tạp.

+ Đường cơ sở thẳng được xác định bằng phương pháp nối liền bằng các đoạn thẳng những điểm thích hợp có thể được lựa chọn ở những điểm ngoài cùng, nhô ra nhất của bờ biển, tại ngán nước triều thấp nhất. Trước khi được pháp điển hoá vào quy định điều ước quốc tế, đường cơ sở thẳng là quy định của luật tập quán quốc tế. Phán quyết năm 1951 của Toà án quốc tế trong vụ ngư trường Anh – Na Uy đã đưa ra các tiêu chuẩn vẽ đường cơ sở thẳng của Na Uy được luật quốc tế thừa nhận và được pháp điển hoá trong Điều 4 Công ước Giơnevơ năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp và điều 7 Công ước luật biển 1982.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về vùng lãnh hải là vùng biển gì? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc vấn đề nào khác vui lòng phản hồi trực tiếp để được nhân viên hỗ trợ nhanh chóng.

5/5 - (4 bình chọn)