Viết thư cảm ơn sau phỏng vấn năm 2024

  • Tác giả: Phương Thảo |
  • Cập nhật: 05/01/2024 |
  • Biểu mẫu |
  • 1147 Lượt xem
5/5 - (6 bình chọn)

Sau khi hoàn thành buổi phỏng vấn thì việc cảm ơn nhà tuyển dụng là một việc rất quan trọng, do vậy các ứng viên thường lựa chọn thể hiện sự biết ơn này qua những lá thư cảm ơn.

Thư cảm ơn sau phỏng vấn giúp các ứng viên vừa thể hiện được sự quan tâm của mình đến vị trí công việc ứng tuyển đồng thời tạo được thiện cảm tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Vậy Viết thư cảm ơn sau phỏng vấn như thế nào? cùng tìm hiểu qua bài viết:

>>> Tham khảo: Tổng hợp các mẫu đơn kiến nghị mới nhất năm 2021

Cách viết tiêu đề thư cảm ơn sau phỏng vấn

Tiêu đề thư là thứ đầu tiên mở đầu cho một lá thư, nếu bạn lựa chọn từ ngữ không đúng thì sẽ rất dễ dẫn đến hiểu lầm, đồng thời đây còn là thứ đầu tiên mà người đọc để ý

Nếu không chú trọng đến việc lựa chọn tiêu đề thư thì sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng thư cảm ơn của bạn bị “bỏ quên”. Do đó, để có thể tạo ra một thư cảm ơn hoàn hảo trong mắt nhà tuyển dụng thì bước đầu tiên hãy chuẩn bị một tiêu đề thư thật phù hợp và nổi bật để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Trước tiên, cần lưu ý rằng công ty một ngày sẽ phải tiếp nhận rất nhiều email khác nhau nên khó đảm bảo được việc công ty sẽ nắm được hết nội dung của các email đó, do vậy để đảm bảo thư cảm ơn của bạn không bị bỏ sót thì hãy lựa chọn một tiêu đề thư thật nổi bật.

Tức là nếu chỉ gửi tiêu đề một cách chung chung thì nhà tuyển dụng rất khó để có thể xác định là ai gửi, nên tiêu đề của bạn phải đảm bảo ít nhất được 2 yếu tố quan trọng đó là: Họ tên và nội dung thư.

Ví dụ: “Thư cảm ơn sau phỏng vấn – Phạm Văn C”.

Hoặc nếu có thể bạn hãy ghi thêm tên công ty bạn vừa phỏng vấn, như thế sẽ thể hiện được sự tôn trọng và lòng yêu mến đến quý công ty, tạo được thiện cảm tốt cho phía nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên, mục đích lựa chọn một tiêu đề thư nổi bật ở đây không phải là lựa chọn những tiêu đề “giật tít” để gây sự chú ý, làm như vậy không những thư cảm ơn của bạn sẽ bị bỏ sót mà còn không may gây ra sự không thiện cảm của công ty dành cho bạn.

>>> Xem thêm: Tất Tần Tật Các Mẫu Đơn Đề Nghị mới nhất

Cách viết thư cảm ơn sau phỏng vấn

Viết thư cảm ơn sau phỏng vấn như thế nào? Quý vị cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Thứ nhất: Về bố cục của thư cảm ơn

Cũng giống như những bức thư thông thường, hãy đảm bảo thư cảm ơn của bạn có đủ bố cục 3 phần là: mở đầu, nội dung và phần kết

– Phần mở đầu: Hãy bắt đầu bằng từ “Kính gửi anh/chị” kèm theo đó là tên người đã trực tiếp phỏng vấn bạn. Tiếp theo đó hãy trình bày rõ họ và tên của bạn, đồng thời gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng vì đã quan tâm đến hồ sơ của bạn và tạo điều kiện cho bạn tham gia vào cuộc phỏng vấn

– Phần nội dung: Hãy đề cập đến buổi phỏng vấn vừa diễn ra như thế nào, qua thực tiễn phỏng vấn bạn đã hiểu được những vấn đề gì về công ty và công việc ứng tuyền, đồng thời qua đánh giá của nhà tuyển dụng bạn đã rút ra được những thế mạnh và hạn chế gì của bản thân.

Đặc biệt hãy khẳng định lại sự yêu thích của bạn đối với công việc đang ứng tuyển và thể hiện mong muốn được học hỏi, hy vọng được làm việc tại quý công ty

Để có thể tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn có thể kể ra một sở thích của mình trong công việc như muốn tìm tòi, nghiên cứu riêng về lĩnh vực gì đó, hoặc nếu trong trường hợp khi phỏng vấn gặp một câu hỏi mà bạn chưa thể giải đáp được thì bây giờ bạn hãy đề cập đến trong thư cảm ơn để có thể tạo được ấn tượng đối với phía nhà tuyển dụng.

Ngoài ra bạn có thể nhắc lại thông tin cá nhân của mình, bao gồm: Họ tên, số điện thoại liên hệ, địa chỉ email… để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng liên hệ với bạn khi có thông tin trúng tuyển.

– Phần lời kết: Cũng giống những bức thư khác, hãy thể hiện sự cảm ơn chân thành đến nhà tuyển dụng và thể hiện rằng bạn rất mong đợi vào sự phản hồi của công ty

Thứ hai: Về nội dung trong thư cảm ơn

Khi viết thư, tránh viết dài dòng hay đề cập đến những vấn đề không liên quan đến buổi phỏng vấn và công việc, nên tập trung đi thằng vào nội dung chính. Thư cảm ơn phải đáp ứng được 2 tiêu chí cơ bản đó là: chính xác và súc tích.

Thứ ba: Về ngữ pháp trong thư cảm ơn

Người viết thư cảm ơn cần chú ý về cách sử dụng từ ngữ trong thư, tránh dùng các từ ngữ không phù hợp, không sử dụng tiếng lóng, ngôn ngữ đặc trưng của từng vùng miền hoặc ngôn ngữ teen, điều này sẽ là một trong những yếu tố để nhà tuyển dụng đánh giá khả năng của bạn.

Ngoài ra cần kiểm tra kỹ lưỡng, tránh tình trạng sai lỗi chính tả, sai tên nhà tuyển dụng, sai tên công ty hay sai tên vị trí ứng tuyển. Những yếu tố này sẽ là yếu tố để nhà tuyển dụng đánh giá mức độ chuyển nghiệp và sự cẩn thận trong công việc của bạn

Thứ tư: Về thời gian gửi thư cảm ơn

Bạn cần lưu ý phải gửi thư cảm ơn trong vòng 24 tiếng kể từ lúc diễn ra cuộc phỏng vấn.

>>> Tham khảo: Mẫu phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu HK02 năm 2020

Mẫu thư cảm ơn sau phỏng vấn

Download Tại đây

Tiêu đề thư cảm ơn: “Thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn công ty X – Ứng viên Phạm Văn C”

Kính gửi anh/chị …,

Em là Phạm Văn C. Cảm ơn anh/chị và quý công ty đã dành thời gian và tạo điều kiện cho em tham dự vào buổi phỏng vấn ứng tuyển vị trí Kiến trúc sư.

Sau khi tham gia buổi phỏng vấn và có cơ hội tiếp xúc với những người có trình độ chuyên môn cao ở công ty, em nhận thấy đây là một môi trường tốt để mình có thể làm việc, học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân.

Đây là cơ hội tốt để em có thể nhìn nhận rõ ràng về những ưu điểm cũng như là hạn chế để khắc phục, hoàn thiện bản thân hơn.

Em thật sự rất mong muốn được làm việc lâu dài cùng quý công ty. Hi vọng em có thể đáp ứng được yêu cầu vị trí ứng tuyển của công ty, em hứa sẽ cố gắng phát huy hết năng lực, kiến thức của mình trong công việc để góp phần đưa công ty phát triển.

Dù kết quả thế nào thì em cũng chân thành cảm ơn anh/chị và công ty đã dành thời gian quý báu của mình để cho em cơ hội tham gia buổi phỏng vấn.

Chân thành cảm ơn !

Kí tên

Phạm Văn C

Email:

Điện thoại:

Trên đây là thông tin để giúp Quý độc giả tháo gỡ khó khăn: Viết thư cảm ơn sau phỏng vấn như thế nào? Trong trường hợp cần hỗ trợ thêm, đừng ngần ngại, hãy liên hệ chúng tôi qua số 1900 6560, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

>>> Tham khảo: Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú mới nhất năm 2021 thế nào?

5/5 - (6 bình chọn)