Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

  • Tác giả: Thùy Linh |
  • Cập nhật: 28/03/2024 |
  • Tư vấn doanh nghiệp |
  • 527 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Thành lập doanh nghiệp là quyền của cá nhân, tổ chức theo quy định pháp luật. Song cá nhân, tổ chức nào có quyền này. TBT Việt Nam sẽ giúp Quý độc giả phần nào giải đáp được thắc mắc này qua nội dung bài viết: Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

Viên chức là gì ?

Trước khi đi vào giải đáp thắc mắc Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?, TBT Việt Nam sẽ làm rõ cho Quý vị khái niệm viên chức theo pháp luật hiện hành.

Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định: “ Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.

Trong đó, pháp luật phân chia các kiểu viên chức dựa trên những tiêu chí sau:

– Theo vị trí việc làm, viên chức gồm:

– Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.

– Viên chức không giữ chức vụ quản lý bao gồm những người chỉ thực hiện chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập.

– Theo chức danh nghề nghiệp, viên chức được phân loại trong từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp với các cấp độ từ cao xuống thấp như sau:

– Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I;

– Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II;

– Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III;

– Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV.

Ngoài ra, những vấn đề về trình tự, thủ tục,tiêu chuẩn, điều kiện tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ viên chức; quyền, nghĩa vụ của viên chức, các hình thức khen thưởng đối với viên chức có thành tích và các biện pháp xử lý đối với viên chức vi phạm pháp luật cũng được quy định cụ thể , chặt chẽ tại các văn bản pháp luật liên quan đến viên chức.

Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

Khoản 19 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014  quy định: “ Người thành lập doanh nghiệp là tổ chức, cá nhân thành lập hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp”. Như vậy, để xác định viên chức có/ không được thành lập doanh nghiệp, ta chia thành các trường hợp sau:

Viên chức là người thành lập doanh nghiệp

Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 nhấn mạnh:

Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a/ Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b/ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

c/ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

d/ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ/ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e/ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản , phòng chống tham nhũng.”.

Bên cạnh đó,  một số văn bản pháp luật cũng quy định về vấn đề trên như sau:

– Khoản 2 Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy định:

Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:

[…] b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;

c) Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;mật công tác, công việc thuộc thẩm

d) Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;

– Điều 19 Luật viên chức 2010 ghi nhận những việc viên chức không được làm. Đặc biệt, khoản 6 của điều luật này có đề cập đến “ những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Như vậy , từ những căn cứ trên thì viên chức không được phép thành lập doanh nghiệp nếu ở tư cách này. Lý giải cho điều này là vì : Viên chức là những người làm việc trong cơ quan, đơn vị,  giữ vai trò quản lý Nhà nước trong ngành, nghề, lĩnh vực nhất định.

Việc không cho phép viên chức thành lập doanh nghiệp được cho là biện pháp ngăn chặn tình trạng tham nhũng có thể xảy ra.

Đồng thời, nhiều viên chức là người quản lý, vừa là người kinh doanh sẽ dễ dẫn đến tiêu cực, dễ biến doanh nghiệp có những hoạt động để thu lợi bất chính. Qua đó, làm giảm tính minh bạch, khách quan, tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh.

Viên chức là người góp vốn để thành lập doanh nghiệp

Pháp luật không cấm viên chức góp vốn vào doanh nghiệp theo khoản 3 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014. Xét thấy, về cơ bản các hình thức góp vốn của cá nhân không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ thực hiện các chức danh quản lí công ty đó.

Ví dụ như công ty cổ phần với tư cách cổ đông hoặc công ty hợp danh với tư cách là thành viên góp vốn. Vì vậy, nếu viên chức tham gia với tư cách này thì được thành lập doanh nghiệp.

Viên chức có được làm giám đốc doanh nghiệp không ?

Ở đây, ta khẳng định viên chức không được làm giám đốc doanh nghiệp. Vì theo khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 ghi nhận giám đốc doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp. Theo đó , nếu viên chức đảm nhiệm chức vụ trên sẽ hình thành quyền quản lý doanh nghiệp  mà pháp luật lại có quy định cấm điều này. Cụ thể , khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

 […] b/ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

Qua bài viết trên, nếu Quý vị còn đáp thắc mắc Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?, hoặc các thắc mắc khác liên quan đến thành lập công ty, vui lòng liên hệ TBT Việt Nam theo số 1900 6560 để được tư vấn.

5/5 - (5 bình chọn)