Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước Tư bản phương Tây?

  • Tác giả: My Ly |
  • Cập nhật: 22/10/2021 |
  • WIKI hỏi đáp |
  • 261 Lượt xem
5/5 - (5 bình chọn)

Tính từ thời phong kiến đến nay, các quốc gia Đông Nam Á luôn là khu vực bị các nước đế quốc hay tư bản nhòm ngó. Một câu hỏi luôn được đặt ra là Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước Tư bản phương Tây?. Để trả lời cho câu hỏi được đặt ra ở đầu bài, hãy cùng Chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết về các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân khách quan

Từ giữa thế kỷ XIX, khi các nước Tư bản chủ nghĩa ở phương Tây đã hoàn thành xong cuộc cách mạng tư sản, đua nhau bành trướng thế lực. Điều này, đòi hỏi họ phải có một lượng tài nguyên khổng lồ để phục vụ cho chủ nghĩa đế quốc. Đồng thời, khi các quốc gia Tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển, dân số ngày càng tăng, bắt buộc họ phải đi xâm chiếm nước khác để mở rộng lãnh thổ cho mình.

Nguyên nhân chủ quan

– Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi.

Điểm cực Bắc và cực Tây của Đông Nam Á là quốc gia Myanma, phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, phía Tây tiếp giáp với Ấn Độ, phía Đông tiếp giáp với Thái Bình Dương, và phía Nam tiếp giáp với Ấn Độ Dương.

Từ đặc điểm của vị trí địa lý của khu vực đã khiến cho khu vực Đông Nam Á trở thành “cầu nối” giữa hai đại dương và hai châu lục lớn trên thế giới. Vị trí cầu nối này ngày càng trở nên quan trong hơn khi nhiều nước trong khu vực phát triển mạnh mẽ, các nước ngoài khu vực tiến vào đầu tư, sản xuất và trao đổi hàng hóa.

– Đông Nam Á là một khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và khoáng sản vô cùng phong phú. Dựa vào ưu thế của vị trí địa lý cùng đặc điểm về địa hình, Đông Nam Á là một khu vực lý tưởng để phát triển kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế nông nghiệp – lĩnh vực hiếm hoi không phải nước Tư bản phương Tây nào cũng phát triển mạnh mẽ được.

– Hầu như tất cả các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á đều tiếp giáp với biển Đông. Điều này, tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia này khai thác một cách mạnh mẽ và triệt để các tài nguyên biển, từ khoáng sản, sinh vật, đến đánh bắt phát triển kinh tế. Đặc biệt, Biển Đông là nơi giao thoa hàng hải, con đường giao thương của nhiều quốc gia trên thế giới.

– Các nước phương Đông nói chung, các nước khu vực Đông Nam Á nói riêng ra đời từ rất sớm nhưng lại có nền kinh tế kém phát triển hơn. Từ lâu đời sống theo thể chế phong kiến lạc hậu, xã hội bị phân ra thành nhiều tầng lớp và giai cấp. Tầng lớp nô lệ trở thành vật buôn bán, sai dịch cho người có tiền. Bởi vậy, nguồn nô lệ, nhân công ở đây vô cùng nhiều và rẻ mạt.

– Mặt khác, đến cuối thế kỷ XIX, chế độ phong kiến ở Đông Nam Á ngày càng bộ lộ nhiều hạn chế của mình, giai cấp cầm quyền ngày càng lộ rõ sự tàn độc và thối nát trong các chính sách quản lý đất nước, làm đất nước ngày càng rơi vào lạc hậu, mất lòng tin của nhân dân, và mất đoàn kết toàn dân. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết để các nước tư bản phương Tây dễ dàng xâm lược các nước khu vực Đông Nam Á.

Quá trình xâm lược của các nước Tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á

– Đối với Indonexia, ngay từ thế kỷ XV, XVI các nước thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan đã có mặt và từng bước chiếm lĩnh thị trường. Cho đến giữa thế kỷ XIX, Hà Lan đã hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập nền móng thống trị của tư bản lên quốc gia này.

– Đối với Philippin, cũng giống với Indonexia, đất nước này cũng đã bị thực dân Tây Ban Nha thống trị từ giữa thế kỷ XVI. Tuy nhiên, trong cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Tây Ban Nha năm 1898, đế quốc Mỹ giành thắng lợi, vì vậy Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược lên đất nước Philippin (1899 – 1902) và đã biến quần đảo này thành thuộc địa của mình.

– Đối với Miến Điện (nay là Mianma), tư năm 1824 đến năm 1885, thực dân Anh đã tiến hành 3 cuộc chiến tranh xâm lược. Năm 1885, đế quốc Anh đã thô tính Miến Điện và sát nhập nước này vào thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh.

– Đất nước Mã Lai (nay là Malaixia và Singapo) sớm đã bị các nước tư bản nhòm ngó và can thiệp. Đén đầu thế kỷ XX, Mã Lai hoàn toàn trở thành thuộc địa của Anh.

– Ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia là đối tượng của thực dân Pháp. Đến tận cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và đã tiến hành những chính sách khai thác và bóc lột nặng nề lên các đất nước thuộc địa.

– Xiêm (hiện nay là Thái Lan) là đất nước duy nhất tại Đông Nam Á không bị các nước đế quốc xâm lược thành công. Mặc dù, trong nửa sau thế kỷ XIX, Xiêm trở thành “vùng đệm” của đế quốc Anh và thực dân Pháp. Tuy nhiên, nhờ vào các chính sách ngoại giao mềm mại và khôn khéo của vua Ra – ma V mà đất nước Xiêm trở thành quốc gia duy nhất xủa Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước Tư bản phương Tây?. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và học tập. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Chúc Quý bạn đọc học tập thật tốt. Xin cảm ơn.

5/5 - (5 bình chọn)